Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học là một bài tập đòi hỏi tư duy, khả năng khai thác tốt của người viết. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có thể làm tốt điều này.
Trong bài viết dưới đây, Tải Luận Văn sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu sao đơn giản, dễ dàng mà vẫn đem lại hiệu quả cao nhất.
Xem thêm:
– Tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học ấn tượng và mới nhất
1. Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng như một công cụ hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu, kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Bản chất của việc viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học là một quá trình sử dụng hàng loạt các quy luật vận động của đối tượng làm cơ sở để khám phá, tìm hiểu về chính đối tượng đó.
Phương pháp nghiên cứu khoa học được chia làm hai nhóm cơ bản là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Việc nghiên cứu dựa trên các dữ liệu có sẵn bằng văn bản, từ đó đưa ra kết luận chung cho vấn đề nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu bao gồm hàng loạt các bước nghiên cứu:
- Lịch sử
- Phân loại và hệ thống lý thuyết
- Phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Giả thuyết
- Mô hình hoá
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là những phương pháp tác dụng trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó giúp làm rõ bản chất cùng các quy luật liên quan đến đối tượng. Các phương pháp này bao gồm:
- Quan sát khoa học
- Điều tra
- Chuyên gia
- Phân tích tổng kết thí nghiệm
2. Cách viết bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học
Khi viết tiểu luận, bên cạnh việc bám sát theo cấu trúc thì bạn cũng cần phải vạch ra cho mình hệ thống các bước cần làm để thực hiện sao cho bài bản, khoa học và đạt hiệu quả cao. Điều này sẽ giúp bạn tránh được trường hợp tốn quá nhiều thời gian vào một nội dung nào đó không cần thiết hoặc đôi khi là đi sai hướng trong quá trình viết tiểu luận.
2.1. Xây dựng giả thuyết cho bài tiểu luận
Một bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trước tiên cần phải đặt ra một giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết này đưa ra giả định về bản chất của một sự vật, hiện tượng dựa trên quan điểm của người viết khi chưa tiến hành đi sâu vào nghiên cứu. Giả thuyết đó sẽ là mở đầu, là cơ sở để người viết bám theo và xem xét, phân tích, đánh giá và kiểm chứng xuyên suốt trong quá trình viết bài của mình.
Các giả thuyết mà bạn đưa ra cần phải có mối liên hệ trực tiếp với các câu hỏi nghiên cứu hoặc đôi khi có thể được thể hiện dưới dạng câu hỏi nghiên cứu. Câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sẽ được tìm ra thông qua quá trình quan sát thực nghiệm thực tế mà người viết thực hiện.
Song song với các giả thuyết, người viết cũng có thể đưa ra các dự đoán. Các dự đoán cũng có thể là cơ sở bổ sung cho giả thuyết. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa giả thuyết và dự đoán. Trên thực tế, giả thuyết được đưa ra dựa trên bản chất của sự vật, hiện tượng còn dự đoán chỉ đơn thuần là đưa ra kỳ vọng về một kết quả nào đó có khả năng xảy ra. Nói tóm lại, giả thuyết dựa trên căn cứ nhiều hơn so với dự đoán, dự đoán thường mang tính cảm tính cao của người viết.
Việc tạo ra giả thuyết sẽ giúp định hướng được bài nghiên cứu, đề xuất thực hiện các thí nghiệm để tìm lời giải chính xác cho giả thuyết được đưa ra. Chính vì vậy mà mặc dù đây là một bước làm khá khó nhằn nhưng lại mang tính bắt buộc để có thể tạo nên một bài luận đúng trọng tâm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thể hiện được rằng trong bài tiểu luận của mình, bạn đã sử dụng những phương pháp có giá trị khoa học và thực tiễn, do đó mà đó chính là những căn cứ hoàn toàn xác đáng để người đọc có thể tin tưởng.
Để có thể làm được điều này, bạn cần phải bắt đầu vào việc viết các phương pháp mà bạn sẽ sử dụng trong bài luận ngay từ ban đầu và bạn phải thực sự sử dụng chúng trong bài để có thể cho ra kết quả nghiệm thu chính xác. Trong quá trình viết phương pháp nghiên cứu, bạn cần lưu ý đến một số điểm sau đây:
- Sắp xếp các phương pháp theo thứ tự thời gian mà bạn tiến hành trong thực tế, trong đó nêu rõ các bước mà bạn đã thực hiện, nội dung gồm những gì, trang thiết bị ra sao…
- Đối với phương pháp thống kê, bạn có thể lựa chọn đưa vào bài luận hoặc không bởi phương pháp này thường chỉ được thảo luận khi cần đánh giá mức độ trung thực của bài luận.
- Nếu như bạn có tham khảo bất cứ quy trình nghiên cứu nào trước đó, hãy trích dẫn lại chúng sau đó mô tả một cách ngắn gọn về những phương pháp đã được sử dụng trong quy trình mà bạn đã tham khảo.
- Phần kết quả nghiên cứu chỉ có mục đích nêu ra phương pháp và quá trình mà bạn thực hiện, do đó tránh sa đà vào việc đưa ra kết quả nghiên cứu trong phần này.
2.3. Trình bày kết quả nghiên cứu
Với phần trình bày kết quả nghiên cứu, bạn sẽ phải trình bày những phát hiện và kết quả mà bạn thu được trong toàn bộ quá trình nghiên cứu. Lưu ý rằng những kết quả đó là những kết quả hoàn toàn khách quan, không hề dựa trên giả thuyết hay dự đoán cảm tính của bạn.
Trước khi viết kết quả nghiên cứu chi tiết, bạn cần xác định rõ hệ thống dữ liệu, bảng biểu cần thiết để phục vụ cho quá trình trình bày kết quả của mình sao cho thuyết phục nhất. Bên cạnh hệ thống bảng biểu, dữ liệu này, bạn cũng cần có những câu mô tả kết quả, tránh trường hợp chỉ đơn thuần đưa ra kết quả dưới dạng hình ảnh, con số.
Nếu như kết quả nghiên cứu của bạn có đôi phần phức tạp thì bạn có thể chia nhỏ kết quả thành nhiều phần một cách logic và khoa học để trình bày theo thứ tự. Hãy nhớ đối với phần kết quả nghiên cứu, đừng lược bỏ bất cứ điều gì dù chỉ là nhỏ nhất, hãy viết một cách đầy đủ và rõ ràng nhất có thể. Đồng thời, hãy luôn viết những gì mà bạn đã thu được thông qua bài tiểu luận chứ không phải những gì mà bạn đang muốn viết.
2.4. Phần kết luận của bài tiểu luận
Đây là phần mà bạn sẽ tóm lược lại toàn bộ những ý chính mà bạn đã trình bày trong bài tiểu luận của mình, bao gồm vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là kết quả, đánh giá tổng quan cùng với giải pháp.
Đồng thời, ở phần này, bạn cũng đừng quên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu, kết quả nghiên cứu từ bài luận của mình đối với thực tiễn. Sau đó là nâng cao tinh thần chung tay giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của vấn đề nghiên cứu một cách triệt để.
Nhiều người thường có tâm lý chủ quan cho rằng phần kết luận không quan trọng và thường viết nó một cách sơ sài. Tuy nhiên, đây là phần mà giám khảo có thể đánh giá được rằng người viết đã thực sự rút ra được những gì thông qua bài luận, rằng bạn có thực sự hiểu về những gì mà bạn đang viết hay không. Đương nhiên, để viết kết luận thật tốt, bạn cần hoàn thành những phần nội dung trước đó một cách hoàn chỉnh và đừng ngại thừa nhận những thiếu sót của mình.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết nhất về cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học cho bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có thể thu thập được cho mình những kiến thức bổ ích nhất trong quá trình làm tiểu luận của bản thân.
Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc cần giải đáp, khó khăn cần hỗ trợ trong quá trình làm tiểu luận, hãy liên hệ ngay với Tải Luận Văn thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: [email protected] để được trợ giúp sớm nhất.
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận