Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.
1. Cơ sở lý luận tài chính doanh nghiệp
1.1. Tài chính doanh nghiệp
Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính trong doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của DN nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của DN.
Bản chất tài chính doanh nghiệp
Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp.
Các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp
Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, được thể hiện qua việc nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với DNNN) và DN thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp thuế và các khoản phí.
Quan hệ giữa các doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác như quan hệ thanh toán trong việc vay hoặc cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tư, hàng hóa và các dịch vụ khác.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán tiền lương, tiền công,và thực hiện các khoản tiền thưởng tiền phạt với công nhân của doanh nghiệp, quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc phân chia lợi tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ cung cấp tài liệu làm luận văn theo yêu cầu |
1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa hoạt động không ngừng làm tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp.
Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong hoạt động kinh doanh tài chính doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau:
Huy động và đảm bảo huy động vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả.
Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho những đối tượng có liên quan có dự đoán chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp với vị trí là công cụ của nhận thức các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong quá trình tiến hành, phân tích sẽ thực hiện chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp. Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanh nghiệp như các nhà quản lý, nhà đầu tư tài chính, các ngân hàng, người lao động…để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ, các đối tượng tuỳ mục tiêu quan tâm mà lựa chọn những nội dung phân tích phù hợp. Cụ thể là:
Đối với nhà quản lý: đáp ứng các mục tiêu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như: tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh toán nợ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường… Ngoài ra, nhờ hoạt động phân tích tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế, thấy được thực trạng tài chính cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các nhà đầu tư, người cho vay: đánh giá khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, khả năng hoàn trả… của công ty từ đó quyết định có nên đầu tư hay cho doanh nghiệp vay vốn không?
Đối với cơ quan nhà nước: nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đề ra các chính sách vĩ mô đúng đắn (chính sách thuế, lãi suất đầu tư…) nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động.
Đối với người lao động: định hướng việc làm của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tùy thuộc vào công việc được phân công, đảm nhiệm.
Đối với công ty kiểm toán: kiểm tra được tính hợp lý trung thực của các số liệu, phát hiện được những sai sót và gian lận của doanh nghiệp về mặt tài chính.
Mục tiêu của phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Để trở thành một công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, phân tích tài chính cần phải đạt được những mục tiêu sau:
Đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lãi, rủi ro tài chính…nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm.
Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi nhuận…
Trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp người phân tích dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở để kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức ….
Các nội dung của tài chính doanh nghiệp
Các nội dung chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp như:
– Phân tích tài chính doanh nghiệp
– Hoạch định và kiểm soát tài chính doanh nghiệp
– Quản trị các nguồn tài trợ; chính sách phân phối và quản trị hoạt động đầu tư.
2.2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai. Từ đó giúp các đối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tượng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều biện pháp, thông thường người ta hay sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích.
Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định tuỳ thuộc vào mục đích phân tích.
Điều kiện so sánh: Đảm bảo tính chất so sánh của chỉ tiêu qua thời gian cần đảm bảo điều kiện so sánh sau:
– Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu
– Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
– Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian)
Kỹ thuật so sánh:
Để đáp ứng các mục tiêu sử dụng của những chỉ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 kỹ thuật so sánh sau đây:
So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích.
So sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu.
So sánh số bình quân: biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
Từ đó cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích.
Hình thức so sánh: được thể hiện bằng 3 hình thức sau:
So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu. Phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận với doanh thu, với tổng giá vốn hàng bán, với tổng tài sản…trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: điều đó được thể hiện: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế – tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích tỷ số tài chính
Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang được cải tiến cung cấp đầy đủ hơn, đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có bốn nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản sau:
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
+ Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
+ Nhóm chỉ tiêu về hoạt động
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
Phân tích tài chính DUPONT
Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng mô hình phân tích Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Chẳng hạn vận dụng mô hình Dupont phân tích hiệu quả kinh doanh trong mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định. Do doanh nghiệp hoạt động chủ yếu về thương mại dịch vụ mà không phải thiên về sản xuất mặt hàng nên phương pháp này chỉ giới thiệu qua mà không đi sâu vào phân tích.
2.3. Tài liệu sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp
Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để:
+ Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
+ Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp kỳ hoạt động đã qua.
+ Giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, người sử dụng thông tin ra được các quyết định kinh tế phù hợp và kịp thời.
Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc:
+ Báo cáo tài chính bắt buộc là những báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập như Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau:
+ Bảng cân đối kế toán: mẫu B01 – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: mẫu B02 – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu B03 – DN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu B09 – DN
Thông tin chung về tình hình kinh tế.
Thông tin về tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, đặc biệt với phạm vi trong nước và khu vực.
Các chính sách kinh tế lớn của nhà nước, chính sách chính trị, ngoại giao, pháp luật, chế độ tài chính, kế toán,…có liên quan.
Thông tin về tỷ lệ lạm phát.
Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái.
Thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
Để lại một bình luận