Tiểu luận triết học Phật giáo được xem là một trong những dạng tiểu luận quan trọng trong ngành triết học hiện đại cùng với triết học phương Tây, triết học phương Đông, triết học Mác – Lênin,…. Với tính ứng dụng cao và sự thân thuộc với người Việt Nam dạng triết học này dần trở nên quan trọng. Các lời mở đầu và kết luận của tiểu luận triết học Phật giáo mà Tải Luận Văn chia sẻ bên dưới, sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.
1. Lời mở đầu bài tiểu luận triết học phật giáo
Lời mở đầu là gì?
Lời mở đầu tiểu luận triết học là phần đầu nói lên góc nhìn tổng quan của vấn đề bạn sắp phân tích, và đây cũng là nơi bạn thể hiện lên vai trò quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, sơ lược những gì bạn sẽ trình bày trong bài và sự trân trọng của bạn đối với cả bài luận.
Lời mở đầu tiểu luận triết học Phật giáo là phần đầu tiên có ý nghĩa cực lớn trong toàn bộ nội dung bài luận, và được tượng trưng như phần mở màn của bài viết. Nếu vận dụng ngôn từ và kiến thức học được một cách khéo léo sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tạo thiện cảm với hội đồng chấm điểm. Như vậy, đầu tư một chút cho phần mở đầu là bạn đang nâng cao thang điểm của mình rồi đấy.
Lời mở đầu tiểu luận triết học Phật giáo hay
Một số lời mở đầu hay bên dưới sẽ là gợi ý giúp bạn trong bài tiểu luận sắp tới của mình nhé.
Mẫu 1: Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam.
Đạo Phật là một tôn giáo lớn và quan trọng của Việt Nam, hình thành và phát triển từ khoảng thế ký II sau Công nguyên. Đạo Phật cũng được xem là một trong những học thuyết Triết học lớn nhất thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của nước ta.
Giáo lý đạo Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt Nam, góp phần tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ. Với những ảnh hưởng lớn và quan trọng như thế, việc xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được. Do đó, những phương án hợp lý góp phần duy trì và phát triển mặt tích cực của triết học Phật giáo là điều rất được quan tâm.
Một số phân tích về mức độ ảnh hưởng của triết học Phật giáo vào đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam bên dưới sẽ được chia sẻ và đào sâu hơn.
Mẫu 2: Phân tích tư tưởng triết học Phật giáo về luật nhân quả
Luật nhân quả là một quy luật quan trọng trong triết học Phật giáo, tư tưởng này thể hiện nhân sinh quan và bản thể luận cũng như những tư tưởng duy vật biện chứng chất phác. Theo như quan điểm Phật giáo cho rằng các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ (chử pháp) là vô thủy, vô chung (vô cùng, vô tận). Tất cả thế giới đều ở quá trình biến đổi liên tục (vô thường) không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật cả.
Cụ thể trong tác phẩm “Thanh dung thực luận” của kinh phật viết rằng: Có người cố chấp là có Đại tự nhiên là bản thể chân thực báo khắp cả, lúc nào cũng thường định ra chu pháp, đạo Phật cho rằng toàn bộ thư pháp đều chi chi phối bởi luật nhân quả, biến hóa vô thường, không có cái bản ngã cố định, không có cái thực thể, không có hình thức nào tồn tại vĩnh viễn cả.
Như vậy, quy luật nhân quả là một giá trị hiển nhiên theo quan điểm của triết học Phật giáo, và quy luật này ở vận vật luôn biến đổi không ngừng, thành, trụ, hoại, diệt. Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hóa vô thường của vạn vật, và đã xây dựng nền thuyết “ nhân duyên”. trong thuyết “nhân duyên” có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên.
Với nội dung này, bài luận sẽ có những phân tích và ví dụ thực tế của quy luật này đến với cuộc sống hàng ngày. Dù có nhiều sự cố gắng và học hỏi nghiên cứu, nhưng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, sẽ có những thiếu sót xảy ra trong bài. Mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy, cô, anh, chị.
2. Kết luận bài tiểu luận triết học Phật giáo
Phần kết luận trong tiểu luận triết học Phật giáo là gì?
Phần kết luận trong bài tiểu luận triết học Phật giáo là phần tóm tắt, khẳng định lại một cách ngắn gọn và súc tích những ý chính mà bạn đã trình bày trong bài tiểu luận. Một phần kết luận ấn tượng sẽ giúp bạn tăng thêm điểm nhấn cho bài tiểu luận của mình.
Phần kết luận tiểu luận tốt cần phải thỏa mãn được các tiêu chí cụ thể sau:
- Có mang tính chất kết luận hay phân tích lang man?
- Đã trả lời cho các câu hỏi mà bài tiểu luận đặt ra chưa?
- Lối văn có ngắn gọn, xúc tích và đủ ý hay không?
- Có xuất phát từ những điều đã được phân tích không?
Nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, đảm bảo phần kết luận cho tiểu luận triết học Phật giáo của bạn sẽ đạt yêu cầu người chấm.
Một số lời kết luận tiểu luận hay
Mẫu 1: Mẫu lời kết luận của bài tiểu luận triết học
Thật sự tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh rất mẫu mực, trong sáng, cao đẹp và là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, những tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ và mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Đối với mỗi cán bộ, Đảng viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục rèn luyện mình xứng đáng là Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
Đối với mỗi thanh thiếu niên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ giúp hình thành nhân cách và phát triển trong tương lai, trở thành trụ cột của quốc gia.
Mẫu 2: Phân tích tư tưởng triết học Phật giáo về luật nhân quả
Như vậy, quy luật nhân quả là một giá trị hiển nhiên theo quan điểm của triết học Phật giáo, và quy luật này ở vận vật luôn biến đổi không ngừng, thành, trụ, hoại, diệt. Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hóa vô thường của vạn vật, và đã xây dựng nền thuyết “ nhân duyên”. trong thuyết “nhân duyên” có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên.
Thực sự, luật “nhân quả” là một trong những quy luật hiển nhiên trong xã hội hiện nay. Giá trị của triết học Phật giáo về quy luật “nhân quả” là một giá trị lớn thật sự, có ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi tầng lớp loài người. Không những thế, những giá trị mà triết học Phật giáo mang đến sẽ có tính ứng dụng rất cao trong công cuộc xây dựng chế độ XHCN Việt Nam và cả giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa mới.
Như vậy, để không bị ảnh hưởng bởi những hệ quả tiêu cực mà quy luật hiển nhiên này xảy đến, mỗi người dân nên trang bị cho mình những kiến thức và sự hiểu biết nhất định về quy luật này nhé.
Hy vọng rằng với những kiến thức về tiểu luận triết học Phật giáo ở trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn. Tải Luận Văn rất vui được đồng hành cùng bạn trong hành trình chinh phục tri thức này.
Chúc các bạn gặt hái nhiều thành tựu!
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận