Trong bài viết dưới đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung khái quát chung về quản lý Nhà nước đối với ngoại thương.
1. Ngoại thương và đặc điểm của ngoại thương
Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa giữa các nước. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. Ngoại thương là lĩnh vực cực kỳ quan trọng, qua đó một nước tham gia vào phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác. Ngoại thương không chỉ là một nhân tố bổ xung cho kinh tế trong nước, mà còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước, thích nghi với lựa chọn nhân công lao động tối ưu, dựa trên cơ sở những lợi thế so sánh, vừa phải khai thác được mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nước phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, đồng thời phải tính toán lợi thế tương đối có thể giành được và so sánh điều đó với cái giá phải trả. Những thuận lợi có thể tạo ra được nhờ tham gia buôn bán và phân công lao động quốc tế bao giờ cũng tăng thêm khả năng phụ thuộc bên ngoài. Vì vậy, nói đến phát triển ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác là nói đến khả năng liên kết kinh tế, hoa nhập với kinh tế bên ngoài, đòi hỏi khả năng xử lý thành công mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Quan hệ thương mại của một nước với nước ngoài là sự tiếp tục trực tiếp các quan hệ sản xuất bên trong nước đó. Song nó được phát triển trong môi trường khác, ờ đó thể hiện các quan hệ kinh tế không hoàn toàn giống các quan hệ kinh tế trong nước. Sự phát triển các mối quan hệ thương mại phù hợp với các mối quan hệ trong nước, nhưng lại mang những đặc điểm khác. Thị trường thế giới và thị trường dân tộc là những phạm trù kinh tế khác nhau. Vì vậy, các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể trên thị trường này thực hiện theo những hình thức và phương pháp hoàn toàn không giống nhau.
Hoạt động ngoại thương mang một số đặc điểm sau:
Đặc điểm 1: Đó là quan hệ trao đổi giữa người sản xuất kinh doanh khác nhau của các quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau. Quan hệ đó chỉ có thể duy trì và phát triển trên cơ sở đảm bảo lợi ích chính đáng của nhau.
Đặc điểm 2: Giữa các nước có sự khác nhau về nguồn lực và điều kiện sản xuất, nên hao phí lao động và giá thành sản phẩm khác nhau. Việc trao đổi hàng hóa – dịch vụ giữa các nước phải dựa trên cơ sở giá cả quốc tế [9] .
Đặc điểm 3: Tuy hướng ra thị trường nước ngoài để hoạt động nhưng ngoại thương là một bộ phận của quá trình tái sản xuất trong nước, nên mọi hoạt động của nó phải xuất phát từ mục tiêu của nền kinh tế.
Ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài. Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương tham gia quá trình tạo vốn cho mở rộng vốn đầu tư trong nước, chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thích ứng với nhu cầu của tiêu dùng và tích Iuỹ, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất – kinh doanh phát triển. Với tư cách là một ngành kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước và nước ngoài, thông qua mua bán để nối liền hữu cơ giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Khi thực hiện chức năng của mình, ngoại thương luôn coi giá trị sử dụng là mục đích và giá trị chỉ là phương tiện để đạt mục đích.
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, với sự Tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động ngoại thương phải đảm bảo dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước, vì quyền lợi của quốc gia và quyền lợi của chính các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương. Sự quản lý thống nhất đó thể hiện trên các mặt sau:
– Nhà nước là người duy nhất ban hành các chính sách và giải thích các chính sách ngoại thương. Các chính sách này bắt nguồn từ các bộ luật đã được Quốc hội thông qua hoặc bắt nguồn từ các hiệp định mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nước hay tổ chức quốc tế
– Chính phủ thông qua các cơ quan chức năng của mình kiểm soát hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho các hoạt động của họ phù hợp với mục tiêu đề ra.
2. Tính tất yếu của quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, mỗi chủ thể kinh doanh, mỗi ngành, mỗi địa phương đều có lợi ích cục bộ của mình và đều tìm mọi biện pháp để tối ưu hóa lợi ích đó. Nhưng khi thực hiện các hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi ích của mình, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi địa phương có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sự v i phạm đến lợi ích của người khác, của cơ sở, ngành, địa phương khác hay của cộng đồng. Do đó, tất yếu nảy sinh hiện tượng trong đó lợi ích của cá nhân hay của bộ phận này tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích cá nhân, bộ phận khác hay của cả cộng đồng, xét trên phạm v i tổng thể nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện của xu hướng này là các hoạt động kinh tế chổng chéo, cản trở hoặc triệt tiêu lẫn nhau, các quan hệ tỷ lệ kinh tế quốc dân bị phá vỡ, sự phân bố các nguồn lực trở nên bất hợp lý, cơ cấu kinh tế bị đảo lộn [6] .
Mặt khác, trước xu thế hội nhập nền kinh tế vào thị trường thế giới ngày càng gia tăng, những diễn biến kinh tế trong từng nước và giữa các nước gây ảnh hưởng rõ rệt đến lợi ích của nhau, đặt mỗi doanh nghiệp – mỗi ngành – mỗi địa phương và cả nền kinh tế trước những cơ hội mới và những thách thức mới – đó là những thuận lợi và những khó khăn. Để ngăn ngừa hay hạn chế, khắc phục những bất lợi , cũng như việc sử dụng, khai thác những tác động có lợi cho nền kinh tế, đòi Hỏi phải có vai trò quản lý của Nhà nước, mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng không thể thay thế được.
Hoạt động ngoại thương là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là một ngành kinh tế đặc thù, là khâu giao lưu giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới , gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khai thác sao cho có hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó cần thiết phải có sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương.
Quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, đối với ngoại thương nói riêng bao gồm nhiều hình thức khác nhau như là điều tiết, khống chế, định hướng bằng pháp luật, bằng các đòn bẩy kinh tế… với tư cách là chủ thể của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là đòi hỏi khách quan, là nhu cầu nội tại của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế – đi vào thị trường thế giới , không phân biệt chế độ chính trị và kinh tế, thì càng đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước.
Ngoại thương là một ngành kinh tế tổng hợp. Có quản lý được nó mới có thể tác động đến các ngành kinh tế khác về phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải . Thậm chí ngoại thương lại là chan tay, anh em với ngành ngoại giao. Có quản lý ngoại thương mới có thể có tác động đến chính sách đối ngoại, đến bộ mặt quốc gia. Vì vậy quản lý ngoại thương là quan trọng đối với toàn bộ liền kinh tế quốc dân, đến kinh tế trong nước và kinh tế ngoài nước.
3. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương
Nguyên tắc quản lý Nhà nước là tư tưởng chỉ đạo hành động của tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đó là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngoại thương nói riêng. Các nguyên tắc đó do con người đặt ra trên cơ sở những yêu cầu khách quan về tính phù hợp với mốc tiêu quản lý, phản ánh đúng tính chất và quan hệ quản lý, đảm bảo tính hệ thống – nhất quán và bằng pháp luật.
Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quản lý nền kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng bằng pháp luật, bằng chính sách và các công cố khác – nhằm làm cho ngoại thương đi đúng hướng, phát huy vai trò tích cực, hạn chế và ngăn ngừa những tiêu cực của thị trường trong và ngoài nước. Nguyên tắc quản lý Nhà nước là nguyên tắc tập trung dân chủ, hình thức quản lý là phát huy vai trò của hạch toán kinh tế, phương thức quản lý bằng hệ thống các công cố vĩ mô.
Theo quan điểm hiện nay của Đảng ta có các nguyên tắc quản lý Nhà nước về kinh tế bao gồm :
– Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
– Tập trung dân chủ
– Kết hợp hài hòa các loại lợi ích
– Hiệu quả và tiết kiệm
4. Nội dung công tác quản lý đối với ngoại thương
Nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương chính là việc Nhà nước và các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý của mình. Với các chức năng chủ yếu sau đây :
– Tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, điều kiện trong và ngoài nước một cách thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại thương thông suốt giữa trong và ngoài nước, khai thông các quan hệ bang giao, làm chỗ dựa cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh ngoại thương, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho kinh tế ngoại thương phát triển.
– Xác định hành lang pháp lý cho các hoạt động ngoại thương, trong phạm v i đó các tổ chức kinh doanh ngoại thương được quyền tự do hoạt động trên nguyên tắc được làm những gì pháp luật không cấm và những gì không trái với pháp luật.
– Nhà nước thực hiện quản lý ngoại thương bằng quyền lực của mình, bằng hệ thống pháp luật, thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngoại thương, định ra những chế tài hữu hiệu đảm bảo trật tự – kỷ cương trong kinh doanh ngoại thương theo cơ chế mới, Nhà nước thực hiện việc kiểm tra mọi tổ chức kinh doanh ngoại thương. Các tổ chức kinh doanh ngoại thương thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân và bình đẳng với nhau trong kinh doanh ngoại thương theo pháp luật của Nhà nước, chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật.
Xét theo giai đoạn tác động, quản lý Nhà nước về ngoại thương bao gồm các chức năng sau :
– Nhà nước định hướng phát triển kinh tế ngoại thương, xây dựng kế hoạch phát triển ngoại thương.
– Thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng. Tạo ra và thực hiện hệ thống pháp luật đồng bộ – trong đó có pháp luật về kinh tế – ngoại thương, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại thương và thực hiện quản lý của Nhà nước đối với ngoại thương.
– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách ngoại thương, các công cụ và đòn bẩy kinh tế đối với hoạt động ngoại thương.
– Tổ chức và điều hành hệ thống kinh doanh ngoại thương trong toàn bộ hệ thống nền kinh tế quốc dân.
– Thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngoại thương, nhằm làm cho hoạt động ngoại thương đi đúng định hướng và kế hoạch đã định ra. Qua việc kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện những sai sót, ách tắc và khó khăn trong kinh doanh ngoại thương, phát hiện các cơ hội cho sự phát triển ngoại thương.
Nội dung cụ thể bao gồm :
+ Kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch của các cấp, các ngành.
+ Kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực của đất nước.
+ Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực quản lý hoạt động ngoại thương.
– Điều chỉnh hoạt động ngoại thương. Đó là những tác động bổ xung của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương để sửa chữa những sai sót đã phát hiện qua kiểm tra, giám sát, tận dụng các thời cơ có lợi để phát triển ngoại thương và kinh tế đất nước. Việc điều chỉnh này thông qua các công cụ và chính sách quản lý của Nhà nước.
Để lại một bình luận