Nếu bạn làm đề tài luận văn về kinh tế nông nghiệp, thì bài viết sau đây rất có thể là một nguồn tài liệu quý giá dành cho bạn. Tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn cách làm phần cơ sở lý thuyết về phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm tăng trưởng và phát triển
Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Ngày nay thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội. Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Theo Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009), nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu. Thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Cần phân biệt giữa tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp tăng lên về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất.
1.2. Hộ nông dân
Hộ nông dân là tổ chức kinh tế phổ biến nhất cho mọi nền nông nghiệp, chiếm đại đa số trong cư dân nông nghiệp. Hộ nông dân tồn tại cả ở chế độ phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Khái niệm và bản chất của hộ nông dân được nhiều học giả trên thế giới thảo luận và có các cách nhìn khác nhau, nhưng các học giả đều có quan điểm chung là: Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ không hoàn hảo (Đỗ Kim Chung và cs, 2009).
Xem thêm: Dịch vụ cung cấp tài liệu làm luận văn theo yêu cầu |
1.3. Trang trại, kinh tế trang trại
Khái niệm kinh tế trang trại, lần đầu tiên trong văn bản pháp lý của nhà nước ta, Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP ngày 02/02/2000 đã nêu rõ: “ kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, NTTS, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản (Hoàng Việt, 2000).
Kinh tế trang trại là khái niệm rộng hơn, là tổng thể các yếu tố bao gồm cả kinh tế, xã hội, môi trường. Như vậy, nói đến trang trại là nói đến chủ thể của các yếu tố đó. Còn nói đến kinh tế trang trại chủ yếu đề cập đến yếu tố kinh tế của trang trại và cũng là vấn đề mấu chốt của các đơn vị kinh tế (Hoàng Việt, 2000).
Theo Đỗ Kim Chung và cs (2009), trong nền nông nghiệp nước ta, trang trại ra đời là kết quả của chính sách tích tụ tập trung đất đai trong nông nghiệp. Trang trại theo nghĩa tiếng Việt – là nông trại có giá trị hàng hóa lớn. Trang trại có điểm giống nhau và khác nhau so với hộ nông dân. Sự giống nhau ở chỗ cùng tham gia vào sản xuất nông nghiệp, cùng được gọi là nông trại. Nét khác nhau là ở chỗ, trong khi nông hộ sử dụng nguồn lực chủ yếu của gia đình và tham gia thành phần vào thị trường (nghĩa là cả thị trường đầu vào và đầu ra). Trang trại có quy mô sản xuất kinh doanh, hiệu quả và có giá trị hàng hóa lớn. Do đó, trang trại còn được gọi theo từ tiếng Anh là Commercial Farm. Trong khi nông hộ thuộc sở hữu tư nhân thì trang trại có thể thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể. Tiêu chí cơ bản để đánh giá trang trại là giá trị sản phẩm hàng hóa làm ra trên một đơn vị nguồn lực (ruộng đất, lao động…). Ngoài ra, người ta cũng dựa theo quy mô nguồn lực như diện tích đất trồng , số lao động, số đầu con vật nuôi để đánh giá. Tiêu chí này khác nhau ở từng vùng miền và từng thời kỳ.
1.4. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAHP) và thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP)
Khái niệm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) ra đời vào năm 1997, là sáng kiến của các nhà bán lẻ Châu Âu (Euro- Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Theo đó thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices) là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008).Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt có các mức độ khác nhau tùy theo trình độ sản xuất. Hiện nay có một số tiêu chuẩn GAP như:
GAP toàn cầu (Global GAP): Quy trình sản xuất – chế biến – bảo quản hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lương̣ VSATTP. Sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn Global GAP cóthểxuất khẩu đến tất cảcác nước trên thế giới, kể cả những nước đòi hỏi tiêu chuẩn cao nhất như Mỹ, Nhật, Canada…
GAP Châu Âu (Euro GAP): Sản xuất theo quy trınh̀ GAP của các nước Châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Bı,̉Thuỵ Sỹ…). Sản phẩm đươc̣ phép nhâp̣ khẩu vào Châu Âu phải có chứng nhận EuroGAP.
ASEAN GAP: Tiêu chuẩn GAP của các nước Đông Nam Á (khối ASEAN) áp dụng quy trình này thı̀sản phẩm đươc̣ phép nhập vào các nước thành viên ASEAN.
VietGAHP: Là tiêu chuẩn GAP trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Hiện nay VietGAHP là tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn sản xuất ban đầu của chuỗi kiểm soát an toàn thực phẩm.
Hiện nay cụm từ “VietGAHP” đang ngày càng phổ biến với người tiêu dùng, người sản xuất hay kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. VietGAHP xuất hiện lần đầu Việt Nam vào năm 2008 khi Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (gọi tắt là VietGAHP) cho các sản phẩm trồng trọt (rau, quả, chè) .. tiếp theo đó là các sản phẩm trong chăn nuôi (gà, lợn, ong..) và thủy sản cũng đã được ban hành. Đến nay, đã có nhiều sản phẩm nông sản của các cơ sở được chứng nhận VietGAHP.
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam (VietGAHP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi, trồng trọt nhằm đảm bảo cho vật nuôi, cây trồng được nuôi dưỡng, chăm sóc đạt các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008).
VietGAHP là các quy phạm thực hành chuẩn nhằm kiểm soát một cách có hệ thống các mối nguy. Bao gồm các quy định về quản lý giống, nguồn nước, sử dụng thuốc, phân bón, hóa chất, thức ăn, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; các quy định về địa điểm, vùng sản xuất, thiết kế bố trí các khu vực sản xuất, quản lý việc di chuyển, tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường, kiểm soát động vật gây hại để đảm bảo an toàn sinh học trong nuôi trồng và các quy định về quản lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
VietGAHP do Bộ Nông Nghiệp-PTNT ban hành. Hiện nay nước ta đã có VietGAHP cho từng đối tượng sản phẩm như :
Sản phẩm trồng trọt : VietGAHP rau quả, chè (QĐ 379/2008, QĐ 1121/2008)
Sản phẩm thủy sản : VietGAHP nuôi trồng thủy sản đối với cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng (QĐ 1503/2011)
Sản phẩm chăn nuôi: VietGAHP chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa, ong (QĐ1504/2011, 1506/2011,1579/2011, 1580/2011)
Thực hành chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP: Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) cho chăn nuôi lợn là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo lợn được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).
An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).
1.5. Tổ chức chứng nhận VietGAHP
Tổ chức cấp chứng nhâṇ VietGAHP là tổ chức có đủ điều kiêṇ và tư cách pháp nhân, có cơ sở vâṭ chất trang thiết bi và nhân lưc,̣ đươc̣ cơ quan nhà nước có thẩm quyền chı̉ đinḥ (Cục Chăn nuôi, Cục Thủy sản, Cục Quản lý chất lượng), đươc̣ phép thưc̣ hiêṇ các kiểm tra giám đinḥ và cấp giấy chứng nhâṇ VietGAHP cho các cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp có nhu cầu đăng ký được chứng nhận.
Giấy chứng nhận VietGAHP có giá trị 2 năm. Mỗi năm sau chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá giám sát định kỳ 1 năm/lần việc áp dụng các qui trình thực hành theo tiêu chuẩn VietGAHP tại cơ sở.
2. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn thịt
2.1. Đặc điểm kinh tế
Chăn nuôi lợn không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho tiêu dùng trong nước mà còn là nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị cao. Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việt của chăn nuôi lợn là thời gian chăn nuôi ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái sản xuất ngắn. Tính bình quân một lợn nái trong một năm có thể đẻ trung bình 2 – 2,5 lứa, mỗi lứa 8-12 con và có thể tạo ra một khối lượng thịt hơi tăng trọng từ 800 – 1000 kg đối với giống nội và tới 2000 kg đối với lợn lai ngoại. Mức sản xuất và tăng trưởng cao 5 – 7 lần so với chăn nuôi bò trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với trọng lượng thịt hơi tương đối cao, có thể đạt tới 70 – 72%, trong lúc đó thịt bò chỉ đạt từ 40 – 45% (Cục chăn nuôi, 2007).
Bên cạnh đó, lợn là loại vật nuôi tiêu tốn ít thức ăn so với tỷ lệ thể trọng và thức ăn có thể tận dụng từ nhiều nguồn phế phụ phẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm trồng trọt công nghiệp thực phẩm và phụ phẩm sinh hoạt. Chính vì vậy trong điều kiện nguồn thức ăn có ít, không ổn định vẫn có thể phát triển chăn nuôi lợn phân tán theo qui mô như từng hộ gia đình.
Đầu tư cơ bản ban đầu cho chăn nuôi lợn ít, chi phí nuôi dưỡng trải đều suốt quá trình sản xuất, chu kỳ sản xuất ngắn nên chăn nuôi lợn có thể đầu tư phát triển mọi điều kiện gia đình nông dân. Đối với nhiều vùng nông thôn, và nhất là trong xu thế phát triển nền nông nghiệp hữu cơ sinh thái, chăn nuôi lợn còn góp phần tạo ra nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho phát triển ngành trồng trọt, góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường sinh sống của các vi sinh vật đất.
Với ý nghĩa kinh tế trên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đã sớm phát triển ở khắp mọi vùng nông thôn với phương thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu. Những năm trước đây, khi chăn nuôi lợn còn mang tính chất tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt, tận dụng các phụ phẩm trong sinh hoạt của các gia đình, nguồn thức ăn chăn nuôi không ổn định và chưa độc lập thì giống lợn nuôi chủ yếu là lợn nội dễ thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng, không đòi hỏi đầu tư nhiều. Khi chăn nuôi lợn chuyển sang phương thức chăn nuôi tập trung và chăn nuôi theo phương thức thâm canh đầu tư lớn để đẩy nhanh hiệu suất tăng trọng thì giống lợn nuôi được thay dần bằng giống các loại lợn lai kinh tế, lai ngoại với đặc tính sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn cao và chất lượng thức ăn phải ổn định và sử dụng thức ăn tổng hợp chế biến sẵn (Nguyễn Ngọc Xuân, 2014).
2.2. Đặc điểm kỹ thuật, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn
Lợn là sinh vật sống, chịu ảnh hưởng rất nhiều của chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh do đó có thể tồn tại, nó luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên, không kể các đối tượng này có nằm trong quá trình sản xuất hay không. Chất lượng thịt có thể được xác định và căn cứ vào thông số và đặc điểm sau:
- Độ pH
- Màu sắc
- Sự hấp thụ nước
- Kết cấu
- Hàm lượng chất béo trong cơ và Hàm lượng Axit béo
Và những thuộc tính có thể cảm nhận được:
- Bề mặt
- Mùi
- Độ mềm
- Độ ẩm
Thị trường Liên minh Châu Âu đă xác định chính xác những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt và sản phẩm từ thịt. Bao gồm những yếu tố tích cực trong thực tiễn sản xuất, chu trình sản xuất, kể cả hệ thống đảm bảo chất lượng, các yếu tố liên quan đến quá trnh́ chế biến, bảo quản, vận chuyển và phân phối thực phẩm những yếu tố ấy được quan tâm nhằm đảm bảo các đặc tính của thịt (Tôn Gia Quyền, 2011).
Ngoài chất lượng thịt, hương vị của thịt cũng được người tiêu dùng chú ý. Được biết các yếu tố ảnh hưởng tới mùi vị của thịt gồm nhiều khâu, như chọn giống, thức ăn, công nghệ giết mổ, quy trình xử lý sau giết mổ…
Ngoài ra, chất lượng và hương vị của thịt còn phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, môi trường và sự tương tác giữa chúng. Yếu tố di truyền có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất vật lý và hóa học của thịt. Các yếu tố di truyền thuần túy bao gồm: giống, giới tính, tính nhạy cảm. Chất lượng thịt được xác định bởi các kiểu gen, chủ yếu là gen RYR1 và RN. Gen RYR1 cũng được gọi là gen nhạy cảm và gây ra khiếm khuyết PSE trong thịt. Lợn là động vật có tính nhạy cảm cao do vậy cần phải được chăm sóc đặc biệt trong môi trường riêng để tránh sự mất mát về chất lượng thịt (Tôn Gia Quyền, 2011).
Do vậy để có thể sản xuất được thịt có chất lượng cao an toàn cho người tiêu dùng trong chăn nuôi lợn cần chú ý một số điểm như sau:
Giống gia súc và lợn khác nhau đáng kể về các đặc tính quan trọng nhất, do vậy nông dân cần chọn giống thích hợp và hệ thống chăn nuôi phù hợp.
Để có được thịt chất lượng cao với hương vị độc đáo và được ủng hộ bởi người tiêu dùng, nông dân cần có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức về chăn nuôi, sản xuất thịt, cũng như vật nuôi, kiểu gen và sự kết hợp. Lai tạo khéo léo cho phép hoạt động kinh tế và lợi ích hoạt động.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của thịt là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng lượng rau trong thức ăn cho chăn nuôi lợn tương ứng với mô hình nuôi động vật tự nhiên để góp phần vào cải thiện thành phần mô, số lượng và chất lượng của thịt thu được (Tôn Gia Quyền, 2011).
3. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP
Từ các quan điểm về tăng trưởng, phát triển, đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, nội dung tiêu chuẩn của thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAHP chúng ta hiểu phát triển chăn nuôi là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Là quá trình tăng cường các nguồn lực, các yếu tố sản xuất của hộ trong chăn nuôi lợn thịt cả về số lượng lẫn chất lượng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời là quá trình giải quyết hài hòa các mối quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP phải đặt trong sự phát triển bền vững. Trong nền kinh tế với nhiều biến đổi và thách thức trước thềm hội nhập như hiện nay đề tài nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP với các nội dung như sau :
Thứ nhất: Phát triển theo chiều rộng thể hiện ở việc quy mô sản xuất (đất đai, vốn, lao động, tổng số đầu con lợn thịt xuất chuồng, khối lượng thịt hơi xuất chuồng, …) được tăng lên không ngừng theo thời gian, số hộ áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) vào chăn nuôi lợn thịt và địa bàn áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt vào chăn nuôi lợn thịt càng được mở rộng.
Thứ hai: Phát triển theo chiều sâu bao gồm nội dung như sau:
Phát triển theo chiều sâu hay nói cách khác chính là chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kể cả về kinh tế, xã hội, môi trường của các hộ chăn nuôi lợn thịt được nâng lên theo thời gian. Phát triển theo chiều sâu còn thể hiện sự thay đổi chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, chất lượng các nguồn lực trong sản xuất, sự tăng lên về mức độ áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào chăn nuôi….
Phát triển theo chiều sâu còn được thể hiện thông qua việc thay đổi hình thức tổ chức sản xuất: Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất có thể từ chuyển từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ thành các trang trại có quy mô lớn hơn, sản lượng hàng hóa cao hơn. Thay đổi các hình thức tổ chức sản xuất cũng liên quan tới việc hình thành/ mất đi của các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông thường các đơn vị sản xuất có quy mô lớn có xu hướng liên kết chặt chẽ với các tác nhân trong ngành hàng/chuỗi giá trị nhằm đảm bảo ổn định đầu vào/đầu ra trong sản xuất. Các hình thức liên kết này khá đa dạng, từ các thỏa thuận miệng, tới các hợp đồng chính thức, hoặc thậm chí sáp nhập thành các đơn vị lớn hơn. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể theo chiều ngang, dọc hoặc kết hợp. Xu hướng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là tăng cường liên kết nhằm tăng tính ổn định, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Về hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất thì tùy với điều kiện cụ thể của địa phương và loại sản phẩm mà hình thức tổ chức sản xuất phù hợp đặc thù, và xét trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
4. Cơ sở pháp lý để phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP
1.Quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn.
2.Hiệp định tài trợ Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm ký ngày 10/12/2009 giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. mục tiêu của dự án là Tăng trưởng bền vững ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm trong sản phẩm động vật, tăng cường thể chế quản lý Nhà nước về các hệ thống an toàn và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng cường sản xuất các sản phẩm động vật chất lượng an toàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng. theo đó Dự án sẽ hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để mua trang thiết bị, phương tiện đảm bảo an toàn sinh học như: găng tay, ủng, quần áo bảo hộ lao động, thuốc sát trùng… Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ 1 phần kinh phí để xây dựng hầm biogas theo tiêu chuẩn của dự án là KT1, KT2 hoặc composite. Đối với các hạng mục nâng cấp chợ và lò mổ: dự án cũng sẽ hỗ trợ 1 phần hoặc toàn bộ kinh phí để nâng cấp, xây dựng nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn sản phẩm.
3.Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CNngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ
4.Quyết định số 2970/QĐ – BNN- CN ngày 23 tháng 11 năm 2012 của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chứng nhận sản phẩm chăn nuôi được sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ thuộc vùng dự án LIFSAP tại một số tỉnh, thành phố. Giấy chứng nhận VietGAHP nông hộ có hiệu lực tối đa 02 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá ngày 31/12/2015. Mọi chi phí cho hoạt động liên quan đến chứng nhận VietGAHP nông hộ do Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) hỗ trợ.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP
Sự thành công hay thất bại của một đơn vị kinh tế nói chung và cơ sở sản xuất nông nghiệp nói riêng, phụ thuộc rất nhiều yếu tố đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Bên cạnh những yếu tố thuộc vấn đề nội lực của hộ, yếu tố mà các hộ có thể tác động trực tiếp để hạn chế những tiêu cực của nó nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực khan hiếm của mình còn có rất nhiều yếu tố khách quan khác tác động tới quá trình sản xuất kinh doanh mà các hộ không thể nào kiểm soát được, các hộ chỉ có thể thay đổi các phương án sản xuất kinh doanh để hạn chế sự ảnh hưởng đó. Các nhân tố đó bao gồm:
Thứ nhất: Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế. Muốn xây dựng và mở rộng quy mô chăn nuôi hết cần có đất, có một diện tích đất cần thiết và đủ lớn để xây dựng hệ thống chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải. Một trong những quy định trong chăn nuôi theo hướng VietGAHP là trang trại chăn nuôi phải nằm trong khu quy hoạch và cách xa khu dân cư, có đầy đủ hệ thống chuồng trại, kho và hệ thống xử lý chất thải muốn thực hiện được điều này trước hết cần có đất chính vì vậy đất đai là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của trang trại.
Thứ hai: Nguồn lực Vốn và khả năng huy động vốn của hộ. Vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ đơn vị kinh tế nào và đối với các hộ chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP lại hết sức cần thiết. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Có vốn các hộ mới có thể mua sắm các các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Có vốn các hộ mới có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị phù hợp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Người có vốn nhiều sẽ đầu tư một cách tổng thể hơn và nhanh chóng đạt được hiệu quả trong sản xuất, có khả năng đứng vững trước những biến động thị trường. Những vấn đề liên quan đến vốn như quy mô đầu tư, cơ cấu sử dụng, cơ cấu nguồn vốn, khả năng huy động vốn …. Là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ đơn vị kinh tế nào (Đỗ Kim Chung và CS., 2009).
Ngoài ra, khả năng huy động vốn cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát sản xuất kinh doanh của trang trại. Việc huy động vốn phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của hộ, các chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước cũng như của các tổ chức tín dụng.
Thứ ba: Nhóm nhân tố nguồn lao động của hộ. Nguồn nhân lực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độ của chủ hộ, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, khả năng phát triển chăn nuôi. Đối với chăn nuôi lợn theo VietGAHP có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với lao động tham gia trong quá trình chăn nuôi về sức khỏe, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ năng ghi chép vì vậy sức khỏe, trình độ người lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc hiệu quả chăn nuôi và khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi (Đỗ Kim Chung và CS., 2009).
Thứ tư: Nhóm nhân tố thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cầu – cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu-cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường cam ở đây được đề cập tới cả hai yếu tố cầu –cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ ngưng trệ.
Thứ năm: Nhóm chính sách của Nhà Nước.
Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp chăn nuôi lợn. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới phát triển chăn nuôi lợn, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất, phát huy lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng quy trình; Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cây trồng và có hiệu quả cao (Đỗ Kim Chung và cs., 2009).
Trả lời