Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề cơ bản của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
1. Quá trình phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được thiết lập bởi Luật kế toán, Hệ thống chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán và các quy định khác về kế toán.
Ngày 12/02/1999, Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam được thành lập theo quyết định số 19/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính với nhiệm vụ chính là thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Đến thời điểm hiện nay Việt Nam đã ban hành 26 CMKT được chia thành 5 đợt ban hành và đi kèm là các thông tư hướng dẫn theo trình tự thời gian
2. Chuẩn mực chung và chuẩn mực trình bày BCTC theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
2.1. Chuẩn mực chung
Trong hệ thống CMKT Việt Nam, Chuẩn mực chung (VAS 1) quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của BCTC của doanh nghiệp. Chuẩn mực chung quy định các vấn đề chung, làm cơ sở xây dựng và hoàn thiện các CMKT và chế độ kế toán cụ thể theo khuôn mẫu thống nhất; được xem là bộ khung để xây dựng các chuẩn mực mới và xem xét các chuẩn mực hiện hành. Chuẩn mực chung không thay thế các CMKT cụ thể, khi thực hiện thì căn cứ vào CMKT cụ thể. Trường hợp CMKT cụ thể chưa quy định thì thực hiện theo Chuẩn mực chung.
Các nguyên tắc kế toán cơ bản trong nội dung Chuẩn mực chung (VAS 1) bao gồm: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu. Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán trong nội dung Chuẩn mực chung (VAS 1) bao gồm: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh.Các yếu tố của BCTC trong nội dung chuẩn mực chung (VAS 1) hướng dẫn cụ thể về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
Tình hình tài chính
Các yếu tố có liên quan trực tiếp đến việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Những yếu tố này được định nghĩa như sau: Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình; Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả ”(Trích mục 18, trang 4, Chuẩn mực số 01, Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ).
Tình hình kinh doanh
Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác và chi phí được định nghĩa như sau:
Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu ”(Trích mục 30 và 31, trang 6, Chuẩn mực số 01, Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ).
2.2. Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính (VAS 21)
Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính (VAS 21), quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày BCTC theo hệ thống CMKT Việt Nam bao gồm: mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập BCTC; kết cấu và nội dung chủ yếu của các BCTC như sau:
Mục đích của báo cáo tài chính:
Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ và các luồng tiền.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:
Bảng cân đối kế toán (BCKQHĐKD); Báo cáo lưu (TMBCTC).
(BCĐKT); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chuyển tiền tệ (BCLCTT); Bản thuyết minh BCTC
Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các BCTC phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các CMKT, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành của Việt Nam.
Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh BCTC là BCTC được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. BCTC được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu BCTC tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện CMKT Việt Nam của Bộ Tài chính.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, mặc dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh BCTC.” (Trích mục 5,7,9 và 10, trang 1 và 2, Chuẩn mực số 21, Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ).
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính bao gồm: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh.
Kết cấu và nội dung chủ yếu của báo cáo tài chính bao gồm:
Những thông tin chung về doanh nghiệp
Kỳ báo cáo
BCĐKT (Phụ lục 2.2: Yêu cầu các thông tin phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính (VAS 21)
BCKQHĐKD (Phụ lục 2.2: Yêu cầu các thông tin phải trình bày trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính (VAS 21)
BCLCTT: được lập và trình bày theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 24 (VAS 24) “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. BCLCTT yêu cầu trình bày thông tin về sự thay đổi của tiền và các khoản tương đương tiền của đơn vị. BCLCTT phân chia dòng tiền trong kỳ theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Bản TMBCTC của một doanh nghiệp cần phải: Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập BCTC và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng; Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các BCTC khác; Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý; Bản TMBCTC phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong BCĐKT, BCKQHĐKD và BCLCTT cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản TMBCTC.
Để lại một bình luận