Hiện nay với thời kỳ phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thuật ngữ digital marketing đã được nhắc tới rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu về ý nghĩa của thuật ngữ này. Vậy Digital marketing là gì? Nghề này sau ra trường làm gì? Để có câu trả lời mời các bạn hãy cùng Tải Luận Văn theo dõi bài viết sau đây.
Xem thêm:
– Marketing mix là gì? Tổng hợp kiến thức về marketing mix
– Lý thuyết chung về marketing truyền thông xã hội
– 30 Đề Tài Luận Văn Marketing Tiêu Biểu Dành Cho Sinh Viên
.
1. Định nghĩa Digital Marketing là gì?
Digital Marketing được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị kỹ thuật số. Đây là một trong những hình thức Marketing mang tới hiệu quả cao trong xã hội hiện nay. Hoạt động marketing này chủ yếu là quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhằm tác động tới nhận thức hoặc sự quan tâm của khách hàng.
Hoạt động Digital Marketing sẽ sử dụng công nghệ số hay truyền hình, SMS, biển quảng cáo để đo lường, quảng bá về các sản phẩm dịch vụ nhằm giữ chân khách hàng.
Hiện nay với sự phát triển của internet đã giúp cho ngành này phát triển mạnh mẽ. Đồng thời Digital Marketing sẽ nhấn mạnh tới 3 yếu tố đó chính là: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, tiếp cận với khách hàng trong môi trường kỹ thuật số và tương tác với khách hàng.
2. Digital Marketing bao gồm những gì?
Digital Marketing mang hàm nghĩa tương đối rộng. Tùy vào mỗi người sẽ có cách hiểu về hình thức này khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung lại Digital Marketing vẫn bao gồm những thành phần cơ bản như sau:
+ Website
Đây là một nền tảng cốt lõi của Digital Marketing. Thiết kế một website thân thiện cùng với tốc độ tải trang tối ưu sẽ là một điểm cộng lớn cho SEO. Tùy thuộc vào từng sở thích của người tiêu dùng, nền tảng thiết kế web sẽ có CMS khác nhau. Khi đó người thiết kế web sẽ tìm hiểu và lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một nền tảng web phù hợp nhất đối với mặt hàng kinh doanh.
+ Quảng cáo online
Quảng cáo online là hình thức giúp quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ trên mạng internet và thông qua những chiến dịch quảng cáo trên mạng. Hình thức này giúp tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng và góp phần làm tăng về doanh thu, doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Ngày nay có rất nhiều mặt hàng xuất hiện trên thị trường và chúng cạnh tranh Digital Marketing mạnh mẽ. Chính vì điều này nên cần phải có sự tối ưu nhất về các chiến dịch, đối tượng khách hàng, những từ khóa ngách cần sử dụng…
Đồng thời, mỗi website cũng cần dành ra một vị trí phù hợp để sử dụng video, lời giới thiệu, hình ảnh sản phẩm bắt mắt. Thông qua vị trí này sẽ link liên kết dẫn khách hàng đến website đích của doanh nghiệp. Như vậy, khách hàng chỉ cần nhấp chuột vào đấy sẽ thấy được đầy đủ các thông tin, sản phẩm mà doanh nghiệp muốn quảng cáo.
+ Social Media
Social Media chính là các phương tiện truyền thông xã hội. Nó bao gồm các trang web, ứng dụng trên điện thoại di động, tablet có chức năng chia sẻ thông tin và kết nối với mọi người.
+ Search (SEO và SEM)
SEO hay còn được hiểu là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây chính là một tập hợp những phương pháp giúp nâng cao về thứ hạng của một website nào đó trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm có thể là Google, Bing, Yahoo… Mục tiêu của SEO là giúp lên top cao nhất trong trang đầu tiên của SERPs.
Digital Marketing không thể thiếu SEO Website về tối ưu tốt mặt hình ảnh, nội dung của bài viết và mang tới giá trị cho người sử dụng. Khi làm tốt được những điều này sẽ giúp thu hút được lượng traffic tới website và tạo nên độ tin tưởng khi Googlebot cập nhật làm tăng thứ hạng của website và giúp tiếp cận được với nguồn khách hàng tốt hơn so với những kênh khác.
SEM có thể hiểu đơn giản là Marketing trên công cụ tìm kiếm. Đây là hình thức Marketing online và được áp dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… Nếu như con người thực hiện hành vi online ngày càng nhiều thì hành vi của người mua hàng cũng thay đổi theo. Điều này sẽ dẫn tới nhu cầu tìm kiếm tăng cao. Khi có sự quan tâm và chú ý tới mặt hàng nào thì họ sẽ tìm kiếm và đây chính là thời điểm và vị trí thích hợp để làm SEM.
Còn nếu nói về SEM ở đây không thể thiếu được việc tiếp cận người dùng. Bởi nếu SEO web sẽ mất một khoảng thời gian cũng như công sức thì SEM sẽ giúp chạy quảng cáo trên google Ads, tiết kiệm được thời gian tiếp cận với khách hàng. Khi đó tạo ra được các chiến dịch theo sản phẩm một cách nhanh nhất có thể.
+ Email Marketing
Email Marketing là một cách tiếp thị trực tiếp. Nó giúp quảng bá về các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua thư điện tử nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Có thể nói rằng email chính là một công cụ giúp phát triển mối quan hệ tốt hơn đối với các khách hàng tiềm năng.
Theo như thống kê, tỷ lệ mở trung bình của một chiến dịch Email Marketing đó chính là 24,79% và conversion rate là khoảng 4,19%. Theo quy định mới nhất của GDPR, người dùng cần phải đăng ký email nhận quảng cáo của doanh nghiệp trước khi có thể tương tác với doanh nghiệp thông qua cách này. Do đó đối với những khách hàng đăng ký email cũng đồng nghĩa với việc họ đang quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Ngoài ra Email Marketing còn giúp tạo nội dung cá nhân hóa. Điều này nhằm mang tới sự khác biệt lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
3. Chiến lược Digital Marketing bao gồm những gì?
Sau khi đã nắm bắt được một số thông tin về Digital Marketing là gì nhiều người thường thắc mắc về chiến lược Digital Marketing. Đối với chiến lược Digital Marketing sẽ bao gồm 2 chiến lược nhỏ đó là chiến lược kéo và chiến dịch đẩy. Hai chiến lược này được hình thành và bổ sung cho nhau. Cụ thể từng chiến lược như:
+ Chiến lược Marketing đẩy:
Đây là chiến lược thông qua các hình thức tương tác như quảng cáo bằng banner trên các website, SMS, email,… đến với những đối tượng khách hàng khác nhau nhằm giới thiệu về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó có thể tìm kiếm ra đối tượng khách hàng đang quan tâm để bán hàng.
+ Chiến lược Marketing kéo:
Đây là chiến lược dài hạn giúp tiếp cận với khách hàng thông qua việc để khách hàng chủ động tìm tới doanh nghiệp của bạn bằng các tiếp cận với website, blog của doanh nghiệp.
4. Nghề Digital Marketing là làm gì?
Với tình hình phát triển kinh tế như hiện nay, Digital Marketing đang rất được chú trọng và được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học. Vậy ngành Digital Marketing là gì? Digital Marketing là nghề gì và làm gì? Bạn có thể hiểu:
Ngành Digital Marketing bản chất cũng là một nghề làm marketing. Tuy nhiên nó có sự khác biệt ở chỗ là môi trường làm việc và đối tượng tiếp cận cùng với công cụ marketing đó chính là kỹ thuật số.
Digital Marketing là làm các công việc chính như xây dựng về kịch bản marketing, lập hệ hoạch marketing, đo lường về kết quả của chiến dịch marketing trong môi trường số là chủ yếu.
Sinh viên theo học ngành này thường sẽ có một bài luận văn về digital marketing và được thực hiện ở cuối khóa để làm điều kiện tốt nghiệp ra trường.
5. Phân biệt Digital Marketing và Online Marketing
Nhiều người vẫn thường hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm là Digital Marketing và Online Marketing. Thực chất đây chính là hình thức marketing khác nhau. Chúng sẽ có những đặc điểm riêng biệt và đặc trưng.
Digital Marketing sẽ là một thuật ngữ nghĩa rộng và mang tính bao quát hơn. Khi nhắc tới hình thức này là bạn đang nói tới việc sử dụng những kênh kỹ thuật số để xây dựng, quảng bá, truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Đồng thời Digital Marketing sẽ không giới hạn việc sử dụng internet để thực hiện các chiến dịch. Các hoạt động thuộc Digital Marketing như Email Marketing, Ebook, Games, Content, Video, Mobile Marketing, Quảng Cáo, TVC, Digital OOH…
Còn đối với Online Marketing thì sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Nó là một tập hợp con của Digital Marketing. Để có thể thực hiện được Online Marketing thì đòi hỏi phải có kết nối internet. Một số hoạt động thuộc Online Marketing như Website, SEO, SEM, Display Ads, Social Media…
Ngày nay dường như doanh nghiệp nào cũng đang cố gắng để thực hiện một hình thức tiếp thị kỹ thuật số nào đó. Để có thể lựa chọn được thực hiện kế hoạch tiếp thị tốt cần phải am hiểu nhiều vấn đề khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, khách hàng mục tiêu… Đồng thời nên sử dụng dữ liệu để có thể hỗ trợ việc đưa ra quyết định sao cho tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp về thắc mắc Digital Marketing là gì mà Tải Luận Văn muốn chia sẻ đến với các bạn. Chúng ta có thể thấy rằng Digital Marketing rất cần thiết đối với một nền kinh tế đang phát triển như hiện nay. Hy vọng rằng những người làm marketing sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về hình thức này và tìm ra chiến lược marketing sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.
Nguồn: tailuanvan.com
Trả lời