Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung tổng quan về chiến lược kinh doanh quốc tế. Bao gồm: Khái niệm, sự cần thiết, các loại hình và các quyết định then chốt.
1. Khái niệm và sự cần thiết phải tham gia vào thị trường quốc tế
Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế, đánh giá khả năng của doanh nghiệp, lựa chọn các hình thức tham gia thị trường quốc tế để có thể thâm nhập vào các lĩnh vực ít gặp trở ngại nhất với những phương án kinh doanh phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu chiến lược kinh doanh quốc tế là việc lựa chọn mà rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trên cơ sở huy động, phân bổ và phối hợp các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Việc mở rộng ra thị trường quốc tế là rất cần thiết bởi nó giúp cho doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình trước những bất trắc và rủi ro của từng thị trường riêng lẻ, cho phép doanh nghiệp thâm nhập vào các thị trường mới mà đặc biệt là các thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao để phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhằm thu được lợi nhuận lớn. Đồng thời việc quốc tế hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn lực khan hiếm và rẻ hơn, tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô để có thể giảm chi phí sản xuất. Hơn nữa việc tham gia vào thị trường quốc tế là biện pháp “trả đũa” hữu hiệu trong cạnh tranh, nó giúp doanh nghiệp tấn công đối thủ cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa của họ, nhờ vậy sẽ giảm sức cạnh tranh của đối thủ ngay tại nước mình. Tuy nhiên, tham gia thị trường quốc tế đổng nghĩa với môi trường phức tạp hơn, biến động hơn và rủi ro hơn. Chính vì thế vai trò của chiến lược kinh doanh lại càng trở nên quan trọng hơn để giúp doanh nghiệp có thể thành công trên thị trường quốc tế.
2. Một số loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau dẫn đến các hình thức phân loại chiến lược kinh doanh quốc tế khác nhau. Dựa trên khía cạnh các áp lực về tính thích nghi địa phương và giảm chi phí đối với doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế có thể phân loại thành 3 loại hình chiến lược như sau:
– Chiến lược đa quốc gia: Là chiến lược mà theo đó các quyết định mang tính chiến lược và tác nghiệp được chuyển giao cho các đơn vị kinh doanh chiến lược tại mỗi quốc gia để các đơn vị kinh doanh này điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với thị trường nội địa. Mục tiêu của doanh nghiệp là để tối đa hóa mức độ thích nghi với địa phương, làm cho sản phẩm và hoạt động marketing phù hợp với từng quốc gia.
– Chiến lược toàn cầu: Là chiến lược theo đó các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các thị trường và các quyết định mang tính chiến lược là do công ty mẹ đưa ra. Mục tiêu của doanh nghiệp là khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô nhằm giảm chi phí để cạnh tranh.
– Chiến lược xuyên quốc gia: Là chiến lược kết hợp giữa chiến lược toàn cầu và chiến lược đa quốc gia. Theo đó, sẽ có nhiều đơn vị kinh doanh hoạt động độc lập, chúng chuyển giao năng lực riêng biệt với công ty mẹ và ngược lại , đồng thời có sự chuyển giao giữa các công ty con với nhau để tạo ra sự tích lũy kinh nghiệm trên toàn cầu.
Còn dựa trên cách thức cạnh tranh của các doanh nghiệp thì ta lại có thể chia thành 3 loại chiến lược như sau:
– Chiến lược chi phí thấp: Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tập trung nỗ lực giảm thiểu mọi chi phí có thể để giảm giá thành nhằm tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình bằng lợi thế về giá.
– Chiến lược khác biệt hóa: Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp kiểm soát các lợi thế cạnh tranh nhờ vào các giá trị đặc thù của sản phẩm được thị trường chấp nhận và đánh giá cao.
– Chiến lược trọng tâm: Là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp kiểm soát lợi thế cạnh tranh về chi phí và sự khác biệt hóa trên một hoặc một số phân đoạn thị trường nhất định.
3. Các quyết định then chốt trong chiến lược kinh doanh quốc tế
Các quyết định bước đầu thâm nhập thị trường cực kỳ quan trọng bởi chúng dẫn đến việc đầu tư vào các vị trí và doanh nghiệp khác mà điều này khó có thể thay đổi trong ngắn hạn và nó liên quan đến mô hình phát triển thị trường trong tương lai. Định hướng sai có thể làm tăng chi phí cho doanh nghiệp khi đánh giá để thâm nhập thị trường quốc tế. Đánh giá một cách hệ thống các cơ hội thị trường thế giới và những rủi ro khi thâm nhập vào một nước là quan trọng bậc nhất khi đưa ra các quyết định thâm nhập để từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm đạt được sự thành công cho doanh nghiệp. Bời vậy có 3 quyết định cơ bản và then chốt mà bất kể một công ty nào có dự định mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài đều phải quan tâm đó là: Thâm nhập vào thị trường nào? Khi nào thâm nhập? Thâm nhập bằng phương thức nào và với quy mô nào?
3.1. Lựa chọn quốc gia để thâm nhập
Có hơn 160 quốc gia khác nhau trên thế giới và không phải các quốc gia đều đem lại cho một công ty nào đó cơ hội bành trướng ra thị trường nước ngoài tiềm năng thu lợi nhuận như nhau. Việc lựa chọn các thị trường nước ngoài nào trong số các quốc gia phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá về tiềm năng thu lợi nhuận lâu dài của chúng.
Tính hấp dẫn của một quốc gia dưới góc độ một thị trường tiềm năng về kinh doanh quốc tế tùy thuộc vào sự cân đối lợi ích, chi phí và rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh ở nước đó. Tính toán chi phí – lợi ích – rủi ro rất phức tạp, bởi thực tế là các lợi ích dài hạn ít nằm trong các mối liên hệ với tình hình phát triển kinh tế và ổn định chính trị hiện tại của các quốc gia. Đúng hơn là nó tùy thuộc vào mức tăng trưởng tương lai, và sự tăng trưởng kinh tế được xem là hàm số của thị trường tự do và nàng lực tăng trưởng của một đất nước. Như vậy, nếu giữ các yếu tố khác không đổi, cân nhắc lợi ích – chi phí – rủi ro thì dường như sẽ thuận lợi nhất trong các quốc gia phát triển hay đang phát triển ổn định về mặt chính trị có hệ thống thị trường tự do và không có sự đột biến về mức lạm phát cũng như nợ lĩnh vực tư nhân. Còn trong các quốc gia đang phát triển không ổn định về chính trị, vận hành với nền kinh tế mệnh lệnh hay hỗn hợp, hoặc trong các quốc gia đang phát triển mà các bong bóng tài chính tích lũy đã dẫn đến sự vay mượn quá mức các dự kiến thì sẽ kém thuận lợi hơn.
Như vậy khi lựa chọn quốc gia để thâm nhập, những cơ hội và đe dọa sẽ được đánh giá ờ 2 mức là: môi trường kinh doanh chung của nước đó, và thị trường sản phẩm hoặc dịch vụ xác định. ở mức quốc gia, cần phải kiểm tra tính ổn định và tốc độ tăng trưởng kinh tế, cũng như môi trường chính trị, pháp luật, và những quan điểm về đầu tư nước ngoài. Tương tự, ở mức thị trường sản phẩm thì quy mô và sự tăng trưởng tiềm năng thị trường phải được nghiên cứu có quan hệ đến mức độ cạnh tranh và chi phí thâm nhập thị trường. Thường xuyên phải có sự cân đối giữa rủi ro và khả năng thu lợi nhuận, bời các nước có tiềm năng tăng trưởng cao hoặc quy mô thị trường lớn thường có đặc điểm là cạnh tranh ác liệt và có thể có mức độ rủi ro cao.
Đối với doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thâm nhập thị trường quốc tế thì kiến thức về thị trường nước ngoài, tính tương tự của nó với thị trường nội địa thường là những nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến việc lựa chọn quốc gia. Những nước tương đồng về ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục, thực tiễn kinh doanh, hoặc sự phát triển ngành thường có môi trường thuận lợi để thâm nhập hơn những nước có khoảng cách tinh thần cao.
3.2. Lựa chọn thời điểm thâm nhập
Sau khi nhận diện một loạt các thị trường hấp dẫn, một vấn đề quan trọng khác là xem xét thời điểm nào thâm nhập là thích hợp. Có thể nói rằng trong kinh doanh quốc tế, việc nhập cuộc là sớm nếu như nó thâm nhập trước các công ty nước ngoài khác, và là muộn nếu như nó thâm nhập sau khi hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty khác đã được thiết lập trên thị trường đó.
Một số lợi ích của người đi đầu thường gắn với việc thâm nhập sớm. Thứ nhất, công ty nhập cuộc sớm có thể có ưu tiên so với các đối thủ và nắm được nhu cầu bằng việc thiết lập một nhãn hiệu mạnh. Thứ hai, nó sớm có khả năng tạo ra doanh số trong nước đó và trượt nhanh xuống phía dưới của đường cong kinh nghiệm trước đôi thú. Tới một mức độ nào đó, điểu này có thể giúp người nhập cuộc sớm có một ưu thế về chi phí so với người nhập cuộc sau.
Thứ ba, người nhập cuộc sớm có thể tạo ra các chi phí chuyển đổi như sợi dây trói buộc các khách hàng vào sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các chi phí chuyển đổi như vậy sẽ gáy khó khăn cho những người thâm nhập sau.
Điều quan trọng là, để thực hiện được những điều đó đôi khi cũng có thể có những bất lợi liên quan đến việc thâm nhập vào một thị trường nước ngoài trước – điểu thường được coi là bất lợi của người đi đầu. Các bất lợi này có thể phát sinh các chi phí dẫn đầu, hay những chi phí mà người thâm nhập trước phải gánh chịu trong khi những người đi sau có thể tránh. Chi phí dần đẩu phát sinh khi hệ thống kinh doanh ờ nước ngoài khác so với hệ thống kinh doanh của công ty ở chính quốc mà công ty phải dành sầ cố gắng, thời gian, và chi phí đáng kể để học tập các “luật chơi”. Chi phí của người dẫn đầu bao gồm các chi phí thất bại kinh doanh khi công ty mắc phải những sai lầm do không nhận thức tốt môi trường nước ngoài. Mặt khác, luôn có nhiều khó khăn liên quan đến người nước ngoài, và khó khăn này lại càng cao cho công ty nước ngoài thâm nhập sớm. Các nghiên cứu gần đây khẳng định rằng khả năng tồn tại sẽ tăng lên nếu hoạt động kinh doanh quốc tế thâm nhập vào thị trường quốc gia sau khi một số công ty khác đã làm điều đó, bởi điều có lợi với người đi sau chính là việc quan sát, học hỏi từ lỗi lầm của những người nhập cuộc trước. Ngoài ra, chi phí đi đầu cũng còn bao gồm các chi phí xúc tiến và thiết lập một sầ cung cấp sản phẩm, bao gồm chi phí giáo dục khách hàng. Chi phí này có thể đặc biệt lớn khi sản phẩm mà công ty đang xúc tiến là sản phẩm mà khách hàng địa phương chưa quen.
3.3. Lựa chọn phương thức và quy mô thâm nhập
Việc xem xét thâm nhập vào một thị trường nước ngoài phát sinh câu hỏi về cách thức tốt nhất cũng như quy mô hợp lý cho sự thâm nhập. Có năm phương thức thâm nhập chủ yếu là: Xuất khẩu; Mua bán giấy phép; Nhượng quyền thương mại; Liên doanh với một công ty ở nước chủ nhà; và Thiết lập một công ty con do công ty có toàn quyền sở hữu ở nước chủ nhà (công ty 100% vốn nước ngoài). Mỏi phương thức thâm nhập khác nhau về nguồn lực yêu cầu hoặc điều kiện hợp lý đối với thị trường nước ngoài, có những lợi thế và bất lợi riêng, vì thế các nhà quản trị cần phải cân nhắc cẩn thận với điều kiện của công ty trước khi quyết định lựa chọn phương thức nào.
Các công ty có thể giới hạn mức độ hợp lý ở những nước có rủi ro cao bằng cách ràng buộc thấp như mua bán giấy phép hay nhượng quyền thương mại. Phương thức này cũng có thể phù hợp trong các nước có sự khác biệt về văn hóa, xã hội, hoặc các nước có tiềm năng thị trường giới hạn. Còn nếu doanh nghiệp không quen thuộc với môi trường kinh doanh trong một nước, thì liên doanh với các đối tác sở tại có nhiều ưu điểm và là lựa chọn hàng đầu vì các đối tác này có thể đem lại sự hiểu biết và tiếp xúc với thị trường địa phương.
Bên cạnh đó, yêu cầu kiểm soát các hoạt động kinh doanh quốc tế cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức kinh doanh. Những cách thâm nhập như mua bán giấy phép hoặc nhượng quyền thương mại đem lại rủi ro ràng buộc thấp nhất, nhưng đồng thời ít được kiểm soát và đem lại lợi nhuận hạn chế. Các công ty liên doanh và sờ hữu hoàn toàn thì cho khả năng kiểm soát và lợi nhuận tiềm năng cao hơn.
Ngoài ra, phương thức quyết định thâm nhập cũng căn cứ vào quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng của nó, cũng như các nhân tố như chi phí sản xuất địa phương, chi phí giao hàng và thuế quan, và các rào cản khác. Những thị trường nhỏ hoặc bị phong tỏa bởi hàng rào thuế quan thì tốt nhất là mua bán giấy phép hoặc nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, ở nơi nào có tiềm năng kinh tế dựa vào quy mô có thể tốt nhất là xuất khẩu. Nếu như xây dựng được tiềm năng thị trường và đạt được chi phí tối thiểu thì sản xuất và tiếp thị địa phương có thể được thiết lập.
Lựa chọn phương thức thâm nhập thường là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp. Các quyết định này không chỉ phản ánh yêu cầu nguồn lực đối với thị trường quốc tế mà còn xác định mức độ kiểm soát các hoạt động kinh doanh và chiến lược trên các thị trường này và khả năng của doanh nghiệp điều chỉnh những thay đổi về các điều kiện thị trường.
Đồng thời, khi xem xét lựa chọn phương thức thâm nhập, có một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là quy mô thâm nhập. Sự thâm nhập vào thị trường với quy mô lớn sẽ gắn cam kết các nguồn lực đáng kể vào sự mạo hiểm trong khi không phải tất cả các công ty đều có nguồn lực cần thiết để thâm nhập với quy mô lớn, thậm chí một số công ty lán vẫn thích thâm nhập thị trường nước ngoài với quy mô nhỏ sau đó thiết lập sự hiện diện của họ một cách chậm chạp theo thời gian, cho đến khi họ trở nên quen thuộc hơn với thị trường nước ngoài.
Khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài với một quy mô lớn đồng nghĩa với việc có một cam kết chiến lược lớn. Điều này có thể ảnh hưởng quan trọng đến bản chất cạnh tranh trong thị trường. Nó có thể giúp công ty dễ dàng lôi kéo khách hàng hơn, bởi quy mô lớn làm cho khách hàng tin tưởng rằng công ty sẽ ở lại lâu dài trên thị trường đó, và còn tạo ra một rào cản lớn cho các đối thủ có ý định thâm nhập thị trường. Điều này rất phù hợp với lợi thế của người đi đầu. Trong khi đó, thâm nhập với quy mô nhỏ cũng có những lợi thế nhất định đó là công ty có thời gian để thu thập thông tin về thị trường nước ngoài trước khi quyết định có nên thâm nhập vào thị trường lớn hay không. Điều này có thể giúp công ty giảm được rủi ro liên quan tới sự thâm nhập quy mô lớn sau đó. Tuy nhiên sự thâm nhập quy mô nhỏ cũng có thể gây khó khăn khi họ muốn tạo dựng thị phần và giành lợi thế của người đi đẩu. Như vậy, việc căn cứ vào nguồn lực của công ty và càn nhắc đến lợi ích cũng như rủi ro của quy mô đầu tư là rất cần thiết cho các nhà quản trị khi quyết định mở rộng hoạt động kinh doanh vào một thị trường mới.
Để lại một bình luận