Dường như ở bài luận nào cũng cần phải có tài liệu tham khảo để cho bài viết đó sát với thực tế hơn. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa biết cách trích dẫn tài liệu tham khảo sao cho đúng chuẩn và chính xác. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này hãy cùng Tải Luận Văn theo dõi bài viết sau nhé.
Tổng quan về trích dẫn tài liệu tham khảo
1. Tổng quan về trích dẫn tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo là các tài liệu đã được trích dẫn và được sử dụng, đề cập tới trong nghiên cứu tiểu luận, luận văn, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận…
Đối với những bài nghiên cứu khoa học thì cách ghi tài liệu tham khảo mang tới ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu được rõ và có giá trị hơn nhờ vào sự đối chiếu, so sánh hay tham khảo từ những nguồn của tài liệu ở bên ngoài, đồng thời cũng sẽ giúp làm tăng độ tin cậy của bài nghiên cứu đó.
Ngoài ra, trích dẫn tài liệu tham khảo cũng có ý nghĩa lớn đối với những người viết bài luận. Bởi nhờ vào việc tìm kiếm cũng như chọn lọc sẽ giúp thông tin đưa vào bài nghiên cứu đạt chất lượng, làm tăng tinh thần tự học và tự tìm tòi, khai thác nguồn thông tin. Đặc biệt sẽ bồi dưỡng về ý thức tự giác và đạo đức trong nghề nghiệp, tránh việc đạo văn.
Khi những thông tin đã được sử dụng thì phải ghi nhận ngay nguồn tài liệu tham khảo. Người viết có thể đặt nguồn trích dẫn ở vị trí đầu, giữ hay cuối của một câu hay một đoạn văn, hoặc cuối của một trích dẫn trực tiếp,…
2. Các hình thức và nguyên tắc của trích dẫn tài liệu tham khảo
Trước khi tìm hiểu cách trích dẫn tài liệu tham khảo bạn cần phải nắm được hình thức cũng như nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo.
Hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo
Hiện có ba hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo phổ biến đó là trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp và trích dẫn thứ cấp.
+ Trích dẫn trực tiếp:
Kiểu trích dẫn này sẽ trích dẫn một cách nguyên văn về một phần câu, một câu, một đoạn văn hay một quy trình nào đó,… của phiên bản gốc vào bài luận. Khi trích dẫn theo hình thức này cần đảm bảo chính xác từng ý, câu, chữ cũng như là từng dấu câu mà bản gốc đã sử dụng. Đồng thời phần trích dẫn cần phải được đặt vào dấu ngoặc kép, số TLTK phải để vào dấu ngoặc vuông.
+ Trích dẫn gián tiếp:
Phần trích dẫn này là lấy ý tưởng, số liệu hay một phần ý của vấn đề đã được người khác viết đề trình bày lại dựa vào cách hiểu của mình nhưng vẫn đảm bảo nội dung đúng như bản gốc. Với cách trích dẫn này cần phải thật cẩn thận và đảm bảo có độ đúng đắn để tránh việc trình bày sai nội dung so với bản gốc.
+ Trích dẫn thứ cấp:
Hình thức này là việc bạn muốn trích dẫn về một thông tin nào đó thông qua các trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Đối với bài luận có những yêu cầu về tính khoa học càng cao thì người viết càng cần phải hạn chế cách trích dẫn thứ cấp. Người viết cần phải tiếp xúc được với tài liệu gốc càng nhiều càng tốt.
Một số nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo
Khi trích dẫn tài liệu tham khảo cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
+ Có thể trích dẫn đặt ở phần đặt vấn đề, phần tổng quan chung, phương pháp sử dụng trong nghiên cứu… Riêng phần giả thiết, kết quả của quá trình nghiên cứu, phần kết luận và kiến nghị sẽ không cần dùng tới các tài liệu tham khảo.
+ Trong toàn bộ bài luận phải có sự thống nhất về cách ghi nguồn trích dẫn đồng thời phải đảm bảo với cách trình bày đã được thống nhất trong danh mục tài liệu tham khảo.
+ Trích dẫn tài liệu tham khảo cần tuân thủ theo thứ tự chính xác của những tài liệu tham khảo đã được đưa ra tại phần danh mục tài liệu tham khảo và sẽ được đặt vào dấu ngoặc vuông khi cần có cả số trang. Đối với những trích dẫn từ nhiều tài liệu thì số của các tài liệu sẽ đặt riêng biệt trong từng dấu ngoặc vuông và được sắp xếp theo một thứ tự lớn dần, các dấu ngoặc cách nhau bởi dấu phẩy và không được để khoảng trắng.
+ Nếu sử dụng hay trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hay của nhiều tác giả cần phải dẫn nguồn chính xác và cụ thể.
+ Lưu ý không ghi phần học hàm, học vị hay các địa vị xã hội của những tác giả bạn sử dụng vào thông tin trích dẫn.
+ Các tài liệu đã được trích dẫn trong bài luận cần phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
+ Khi liệt kê tài liệu vào danh mục tài liệu tham khảo cần phải có những trích dẫn trong bài viết.
+ Chỉ trích dẫn tài liệu tham khảo khi bạn đã có các tài liệu và đã tìm hiểu về tài liệu có liên quan đó.
+ Đối với một thông tin đã được nhiều người biết đến thì bạn nên học cách trích dẫn các nghiên cứu của những tác giả có tiếng ở chuyên ngành.
3. Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo
Đối với mỗi bài nghiên cứu sẽ có cách trích dẫn tài liệu tham khảo khác nhau. Cụ thể như:
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận
Phần danh mục của tài liệu tham khảo sẽ được đặt vào phần cuối của báo cáo, sau phần kết luận và được sắp xếp riêng dựa theo từng ngôn ngữ. Đối với những tài liệu viết bằng tiếng của nước ngoài cần phải giữ một cách nguyên văn, bạn không cần phiên âm hay phiên dịch…
Tài liệu tham khảo cần phải được sắp xếp theo đúng thứ tự ABC lần lựa theo đúng họ và tên của tác giả, tên của bài viết và tuân theo thông lệ của mỗi nước. Cụ thể như:
+ Nếu tác giả là người Việt Nam sẽ sắp xếp theo thứ tự ABC của họ.
+ Nếu như tác giả là người nước ngoài thì tên sẽ được sắp xếp theo thứ tự ABC và không đảo họ lên trước tên.
+ Đối với các tài liệu không có tên tác giả thì sắp xếp tên cơ quan ban hành báo chí hay ấn phẩm từ đầu dựa theo thứ tự ABC.
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo là sách
Đối với tài liệu tham khảo là sách thì cách trích dẫn tài liệu cụ thể như sau:
Họ tên của tác giả (năm xuất bản). Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ: Nguyễn Thị Hoàng Yến (2008). Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Đối với tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước
Họ tên tác giả (năm xuất bản) “Tên của bài báo”, tên của tạp chí, Số ISSN của tạp chí.
Ví dụ: Tran Thi Bich Ngoc; Barysheva, Galina A.: and Shpekht, Lyubov S. (2016). “The Care of Elderly People in Vietnam”, European Proceedings of Social and Behavioural Sciences, ISSN: 2357-1330, 7, 485-501
Đối với tài liệu tham khảo là bài báo, tài liệu trên trang thông tin điện tử
Cách trích dẫn:
Họ và tên của tác giả (Năm xuất bản). “ Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, < liên kết đến ấn phẩm/ bài báo trên website >, ngày tháng năm truy cập.
Ví dụ: World Bank (2016), World Development Indicators Online, http://publications.worldbank/WDI/, truy cập ngày 17/7/2016.
Bài viết trên là một số thông tin hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo. Hy vọng rằng qua đây sẽ mang tới nhiều kiến thức hữu ích để trích dẫn tài liệu tham khảo cho bài luận của mình dễ hiểu và khoa học hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập ngay vào website của Tải Luận Văn nhé.
Nguồn: tailuanvan.com
Trả lời