Tỷ suất lợi nhuận có tác dụng biểu thị mức độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà hầu như các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đều quan tâm tới nó. Bài viết hôm nay Tải Luận Văn sẽ mang tới cho bạn thật nhiều thông tin có liên quan tới khái niệm cũng như ý nghĩa, vai trò của tỷ suất lợi nhuận. Hãy cùng theo dõi nhé.
Xem thêm:
– Tín dụng ngân hàng là gì? Đặc điểm, Phân loại và Vai trò
– Lãi suất kép là gì? Ý nghĩa và công thức tính lãi suất kép
– Hạn mức tín dụng là gì? Những thông tin bạn cần lưu ý
.
1. Khái niệm tỷ suất lợi nhuận là gì?
Tỷ suất lợi nhuận là một tỷ số được xác định dựa theo phần trăm của những giá trị thặng dư với toàn bộ tư bản ứng trước. Lợi nhuận thu về chính là kết quả của tất cả quá trình tư bản đầu tư.
Việc dựa vào tỷ suất lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp tính toán kỹ hơn về tình hình sinh lợi trên quá trình thực tế của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời qua đây cũng giúp cho những cổ đông trong công ty có thể tính được lãi ròng.
Hiện nay tỷ suất lợi nhuận bao gồm 2 loại phổ biến đang được chú ý tới nhiều nhất đó chính là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất sinh lời. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, tính chất và vai trò riêng biệt.
2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là gì?
Khái niệm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn được gọi là tỷ suất sinh lời dựa trên doanh thu, hệ số lãi ròng, tỷ suất lợi nhuận ròng,… Đây là một loại tỷ số tài chính được sử dụng hỗ trợ cho việc theo dõi tình hình sinh lợi của các công ty cổ phần. Đồng thời giúp thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng mà những cổ đông đạt được đối với doanh thu của doanh nghiệp đó.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Trong một kỳ nhất định, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sẽ được xác định dựa trên lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế của công ty trong kỳ đó và chia cho doanh thu của kỳ. Đơn vị tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là %.
Để có thể tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bạn có thể áp dụng công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng(hoặc lợi nhuận sau thuế)/ Doanh thu) x 100
Vai trò của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu mang tới những lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp. Cụ thể như:
+ Giúp cho những nhà đầu tư sẽ nắm bắt được về tình hình phát triển trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
+ Doanh nghiệp có thể thông qua tỷ suất này để nắm bắt xem lợi nhuận mà doanh nghiệp mình thu về được bao nhiêu và đã phải bỏ ra lượng tiền vốn là bao nhiêu.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng giúp cho doanh nghiệp có thể đề ra được những phương án giúp điều chỉnh hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty sao cho thích hợp nhất.
3. Tỷ suất sinh lợi là gì?
Khái niệm tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi được xác định là tỉ số giữa lợi nhuận thu và tổng nguồn vốn đã đầu trong một khoảng thời gian nhất định.
Khoảng thời gian này có thể là kỳ hạn một tháng, một quý, nửa năm hoặc cả một năm.
Hiện nay các doanh nghiệp và nhà đầu tư thường chú ý tới 2 loại tỷ suất sinh lời đó chính là tỷ suất sinh lời dựa vào vốn sở hữu và tỷ suất sinh lời dựa trên tài sản.
Công thức tính và vai trò của ROE (Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ROE phản ánh cả chỉ tiêu có liên quan tới lợi nhuận và được thể hiện thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu có liên quan tới vốn chủ sở hữu bình quân được thể hiện thông qua bảng cân đối kế toán.
Công thức tính ROE
Để tính ROE người ta áp dụng công thức tổng quát như sau.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%.
Vai trò của ROE
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ROE mang những vai trò điển hình như sau:
+ ROE hỗ trợ cho việc đánh giá những khả năng giúp tạo ra các giá trị đối với cổ đông. Nếu như ROE nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn của cổ đông thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang hoạt động kém. Khi đó cần phải đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể cải thiện được tình hình bởi nếu không, người giữ cổ phiếu trong doanh nghiệp sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.
+ ROE được sử dụng để giúp nhận diện doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh nào được cho là bền vững.
Công thức tính và vai trò của ROA (Tỷ suất sinh lời trên tài sản)
ROA chính là tỷ suất sinh lời trên tài sản, thể hiện mối quan hệ tương quan giữa mức sinh lời trong một công ty so với nguồn tài sản có trong công ty đó.
Công thức tính ROA
Chỉ số ROA được tính dựa trên công thức như sau:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế/ Tài sản) x 100%.
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận ròng của những cổ phiếu thường.
- Tài sản: Là tổng số lượng tài sản của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và khoản nợ.
Vai trò của ROA
Chỉ số ROA biểu hiện mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp đạt hiệu quả, giúp cho các nhà đầu tư nhận ra rằng doanh nghiệp của mình đầu tư vào có thể kiếm được số tiền lãi là bao nhiêu trên 1 đồng tài sản.
Khi ROA càng cao tương ứng với khả năng sử dụng tài sản càng đảm bảo và hiệu quả hơn. Vì vậy có thể hiểu rằng ROA chính là hiệu quả về sử dụng nguồn tài sản.
Bên cạnh ROA, ROE thì tỷ suất lợi nhuận còn có cả ROI – tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Nó có thể được hiểu đơn giản là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ đối với những gì mà bạn đã thu về so với những gì cần phải bỏ ra.
4. Ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận rất cần thiết đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp, có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Lợi nhuận của doanh nghiệp kiếm được từ đâu?
Nhiều người thường đặt ra câu hỏi tỷ suất lợi nhuận của các ngành nghề là gì và tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?
Nhiều người thường cho rằng lợi nhuận của doanh nghiệp được kiếm từ các hoạt động mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên đây chỉ mới là một phần bởi lợi nhuận của doanh nghiệp được kiếm ra từ rất nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như:
+ Lợi nhuận được kiếm ra từ việc chênh lệch giữa doanh thu và chi phí thông qua quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đưa tới tay người tiêu dùng so với việc bỏ ra các khoản chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, thuế thu, thị trường phân phối, bao bì của sản phẩm,…
+ Lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa doanh thu của các hoạt động về tài chính so với nguồn chi phí tự bỏ hoặc phát sinh trong những hoạt động tài chính.
+ Lợi nhuận từ chênh lệch giữa doanh thu với nguồn chi phí của những hoạt động ngoài các hoạt động đã được kể trên.
Như vậy qua đây có thể thấy được rằng trong doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận được xem là một công cụ đo lường mức độ của công ty. Đồng thời nó cũng giúp thể hiện được lợi nhuận sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.
Vai trò của tỷ suất lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận cho biết được mức độ kinh doanh và hoạt động của công ty như thế nào. Đồng thời thể hiện được lợi nhuận của các công ty đó. Tùy thuộc vào tỷ suất lợi nhuận ở mức âm hay dương mà doanh nghiệp tự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với công ty của mình.
+ Tỷ suất lợi nhuận cũng giúp cho doanh nghiệp có thể hoạch định được chiến lược một cách phù hợp nhất.
5. Cách để doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận
Để có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận hay còn gọi là tỷ suất ròng:
+ Tăng tỷ suất giá trị thặng dư: Bởi tỷ suất giá trị này càng cao sẽ giúp cho tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
+ Giảm cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong một điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi khi cấu tạo hữu cơ của tư bản càng thấp thì sẽ giúp cho tỷ suất lợi nhuận càng cao và ngược lại.
+ Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản: Bởi nếu như trong năm, tốc độ chu chuyển của tư bản càng tăng lên cao thì tỷ suất thặng dư cũng càng lớn và nó cũng khiến cho tỷ suất lợi nhuận cũng tăng lên.
Như vậy bài viết trên Tải Luận Văn đã cung cấp một số thông tin có liên quan tới tỷ suất lợi nhuận cho các bạn đọc. Hy vọng qua đây sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm thật nhiều thông tin hữu ích và có thể huy động được nguồn vốn phù hợp nhằm mang về nguồn lợi cao nhất cho doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Nguồn: tailuanvan.com
Trả lời