Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn khái niệm và những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức.
1. Khái niệm kinh tế tri thức
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế tri thức. Có nhà nghiên cứu đã đồng nhất nền kinh tế sử dụng công nghệ cao với kinh tế tri thức. Định nghĩa này không chính xác vì tri thức không thể chỉ có công nghệ cao (bao gồm các công nghệ trụ cột là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh, công nghệ không gian vũ trụ, và khoa học kỹ thuật hải dương). Đây là một cách hiểu hẹp vì nó đã tách rời tri thức về khoa học, công nghệ ra khỏi tri thức rộng lớn hơn nhiều của con người cũng như tách rời khoa học, công nghệ ra khỏi môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội nói chung.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thành: “Kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hóa tư bản, trong đó, công thức hoạt động cơ bản Tiền – Hàng – Tiền’ được thay thế bằng công thức Tiền — Tri thức – Tiền”
Định nghĩa này đã chỉ ra được tầm quan trọng của tri thức trong nền kinh tế mới, tuy nhiên, nó mới chỉ đề cập đến t r i thức trong môi trường kinh tế, kinh doanh, k h i tri thức thay thế vị trí của hàng hóa trong công thức cũ, có nghĩa là t r i thức là một dạng hàng hóa cao cấp, có thổ dùng tiên mua được và việc sử dụng tri thức mua được ấy mang lại lợi nhuận lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu. Tuy nhiên, tri thức không chỉ tác động đến môi trường kinh tế mà còn tác động đến nhiều môi trường khác trong nền kinh tế tri thức như môi trường văn hóa, môi trường xã hội , môi trường giáo dục… Do đó, định nghĩa này cũng chí là một định nghĩa hẹp, chưa bao quát được lổng thổ vấn đổ.
Cho đến nay, hầu hết các tài liệu quốc tế khi đề cập đến kinh tế tri thức đều sử dụng định nghĩa đơn giản nhưng bao quát của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra trong báo cáo “Kinh tế dựa trên tri thức” năm 1996. Theo báo cáo đó, “Kinh tế tri thức là một nền kinh tế trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức” hoặc ”’Kinh tế tri thức là kinh tế trong đó tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội loài người”. Đây là những định nghĩa có tính khái quát cao, tuy nhiên trong hai định nghĩa đó, theo chúng tôi, định nghĩa thứ nhất chuẩn hơn. Bởi vì, định nghĩa này đã chỉ ra được những thuộc tính cơ bản quy định nội hàm của khái niệm kinh tế tri thức, đó là: nền kinh tế trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức. Đây cũng chính là những thuộc tính phản ánh bản chất của nền kinh tế tri thức, thiếu những thuộc tính này nền kinh tế không được gọi là nền kinh tế tri thức. Và với một nền kinh tế mang bản chất như vậy, thì yếu tố tri thức có vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của loài người là điều đương nhiên, nó chính là hệ quả của nền kinh tế trực tiếp dựa vào việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức. Trong khi đó, định nghĩa thứ hai mới chí khẳng định trong nền kinh tế tri thức, yếu tố tri thức đóng vai trò then chốt đốt với sự phát triển kinh tế – xã hội của loài người. Nhưng tính chất then chốt đó thể hiện như thế nào và tại sao nó lại đóng vai trò then chốt, những câu hỏi cơ bản và quan trọng này chưa được định nghĩa chỉ ra, và do đó, bản chất của nền kinh tế tri thức chưa được định nghĩa làm sáng tỏ.
2. Đặc điểm của kinh tế tri thức
Một lịch sử hình thành hơn 200 năm và một quá trình phát triển mạnh mẽ hơn 2 thập kỷ như vậy, nền kinh tế tri thức rõ ràng có những điểm khác hẳn so với những hình thái kinh tế trước đó. Bên cạnh đó, do m ô hình nền kinh tế tri thức vẫn chưa thực sự hoàn thiện, mới chỉ xuất hiện ở rất ít quốc gia nên những đặc điểm của nó chắc chắn chưa phải là những đặc điểm đáy đủ. Tuy vậy, có thể thấy được những đặc điểm cơ bán sau:
Thứ nhất, nền kinh tế tri thức coi tri thức là lực lượng sản xuất hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển.
Đây chính là đặc điểm lớn nhất chỉ ra sự khác biệt giữa nền kinh tế tri thức với nền kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp. Nếu như kinh tế nông nghiệp coi đất đai, lao động,… là nhân tố quyết định, kinh tế công nghiệp coi máy móc, nhà xưởng,… là quan trọng nhất, thì ở kinh tế tri thức, nhân tố đó chính là tri thức hay trí tuệ của con người. Cũng giống như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn duy trì yếu tố nông nghiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé, trong nền kinh tế tri thức, các ngành công nghiệp và nông nghiệp không bị mất đi mà chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế và tỷ trọng này ngày càng nhỏ đi. Ngược lại với sự co lại của công nghiệp và nông nghiệp là quá trình phát triển và ngày càng lớn mạnh của các ngành tri thức.
Thứ hai, xã hội trong nền kinh tế tri thức là xã hội học tập
Nhận thức rõ vai trò và vị u i của tri thức trong nền kinh tế tri thức đã làm con người ý thức nghiêm túc hơn về vấn đề học tập. Sự bùng nổ thông tin, bùng nổ tri thức mới làm mỗi cá thể trong nền kinh tế phải liên tục đào tạo và tự đào tạo nếu không muốn bị tụt hậu so với thời đại. Mô hình giáo dục truyền thống: được đào tạo xong ở một cấp học nhất định (phổ thông, đại học, học nghề….) là có thể yên tâm làm việc giờ đây không còn phù hợp nữa. Phải xác định đúng bản chất của việc đào tạo trong trường lợp là chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng, còn khi làm việc phải tiếp tục đào tạo, vừa đào tạo vừa làm việc. Quá trình đào tạo này có thể không qua trường lợp mà chủ yếu do tự nghiên cứu, tự đào tạo. Trong thời đại kinh tế tri thức, quá trình tự đào tạo gặp nhiều thuận lợi do thông tin trên mạng Internet luôn sẵn có và rất phong phú trên mọi lĩnh vực. Điều quan trọng là mỗi cá nhân phải xác định được tầm quan trọng của học tập và nâng cao trình độ. Trình độ chuyên môn phải theo kịp tốc độ phát triển của ngành thì mới có thể làm việc được.
Thứ ba, nền kinh tế tri thức lấy thông tin và công nghệ thông tin làm chỗ dựa để phát triển
Ngày nay, thông tin được đánh giá là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, sở hữu thông tin là sở hữu một nguồn tài sản lớn. Thực tế đã cho thấy, việc thu thập thông ti n nhanh hay chậm, chính xác hay không chính xác có thể mang lại cho doanh nghiệp hàng tố đồng và cũng có thể làm doanh nghiệp bị thua lỗ một khoản còn lớn hơn con số đó. Do đó, trong nền kinh tế tri thức còn xuất hiện một khía cạnh khác của cạnh tranh, đó là cạnh tranh với nhau về thông tin : ai có thông tin trước, người đó sẽ thắng. Đây chính là nguyên nhân giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên này. Nó đã giúp cho mọi hoạt động trong xã hội, trong nền kinh tế được chất lượng hơn, hiệu quả hơn qua việc thâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống và một xã hội càng có tốc độ xã hội hóa thông tin cao thì càng tiến gần hơn tới nền kinh tế tri thức. Chính vì vậy, công nghệ thông tin chiếm một tố trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế.
Thứ tư, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững, rất nhạy cảm và thân thiện với môi trường
Trước hết, phải thấy ngay rằng yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ở nền kinh tế tri thức khác với yếu tố đầu vào ở các mô hình kinh tế khác. Nếu như kinh tế nông nghiệp dựa vào đất đai, kinh tế công nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên thì kinh tế tri thức-dựa vào chất xám của con người. Đất đai trồng mãi sẽ bị bạc màu, đất cằn cỗi cho năng suất kém; tài nguyên thiên nhiên khai thác mãi sẽ bị cạn kiệt; không có nguyên vật liệu đầu vào có thể làm phá sản cả một ngành sản xuất, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. kinh tế tri thức không phải đối mặt với những vấn đồ như vậy. Trí tuệ hay chối xám của con người là nguồn tài nguyên vô tận. Giá trị của nó sau mỗi lần sử dụng không những không bị giảm đi mà trái lại còn tăng lên. Nền kinh tế phát triển dựa trên yếu tố này sẽ luôn ổn định và tăng trưởng với tốc độ nhanh mà không phải bận tâm về vấn đề cạn kiệt tài nguyên. Chính vì vậy, nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức là một nền kinh tế phát triển bền vững.
Thứ năm, nền kinh tế tri thức lấy thị trường toàn cầu làm hướng hoạt động chính.
Công nghệ thông tin, nhất là mạng Internet làm cho không gian trở nên nhỏ bé. Tri thức, công nghệ, vốn, hàng hóa, lao động, cách quản lý… không bị bó buộc trong biên giới một quốc gia, giúp cho hoạt động kinh tế mang tính toàn cầu. Mối quan hệ kinh tế công nghiệp, thương mại xuyên quốc gia giữa các nước, các khu vực và các doanh nghiệp thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển và tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt. Có rất ít công ty, doanh nghiệp tồn tại được trong cuộc cạnh tranh ấy; đó chủ yếu là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia với tiềm lực tài chính mạnh, vốn đầu tư lớn, phạm v i hoạt động trên toàn thế giới. Các công ty này phát triển chưa từng có trong lịch sử và đóng vai trò hết sức quan trọng; chúng thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa.
Thứ sáu, sáng tạo là yếu tố sống còn với nền kinh tế tri thức
tố sáng tạo nói chung rất quan trọng với mọi hình thái kinh tế. Sáng tạo là cơ sở phát triển lực lượng sản xuất của xã hội nhưng đồng thời cũng là động lực cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế qua đó các mối quan hệ kinh tế phát triển . Cho dù là hình thái kinh tế nông nghiệp, hay hình thái kinh tế công nghiệp vai trò của sáng tạo đều rất quan trọng trong việc phân biệt mức độ phát triển của mỗi nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và chuyển hoa đến một hình thái kinh tế mới tiến bộ hơn. Nhưng đối với kinh tế tri thức, vai trò của sự sáng tạo lại càng được nhấn mạnh hơn. Sáng tạo có thể coi như một tiêu chí để đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức.
Sáng tạo có thể chỉ là việc đưa ra một phương pháp, cách thức mới để giải quyết một vấn đề cũ hay đưa ra một vấn đề, hiện tượng, giải pháp mới. Trong thực tế sáng tạo có thể nhận biết qua các cải tiến, giải pháp hữu ích mới hay việc phát minh ra một sản phẩm mới, một công nghệ quản lý mới hay một dịch vụ mới…
Để lại một bình luận