Nghiên cứu khoa học là một trong những việc làm không thể thiếu tại các trường đại học, cao đẳng. Vậy bạn đã biết cách làm nghiên cứu khoa học chưa. Bài viết hôm nay Tải Luận Văn sẽ đưa ra một ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học để giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Xem thêm:
– Tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học ấn tượng và mới nhất
– Tham khảo đề tài và đề cương nghiên cứu khoa học chuẩn nhất
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là việc tìm hiểu, quan sát làm thí nghiệm… dựa vào các dữ liệu hay tài liệu đã được thu nhập nhằm phát hiện ra những bản chất chung của các sự vật và hiện tượng hoặc phát hiện ra một vấn đề mới, ứng dụng kỹ thuật mới hay những mô hình mới có ý nghĩa đối với thực tiễn.
Nếu muốn làm nghiên cứu khoa học thì bạn cần phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực mà mình muốn nghiên cứu. Đồng thời phải biết cách tự lực tìm kiếm và có phương pháp nghiên cứu phù hợp đảm bảo tính chính xác và khoa học.
2. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu khoa học mang tới rất nhiều lợi ích. Đối với các bạn học viên, sinh viên khi nghiên cứu khoa học sẽ giúp chủ động hơn trong việc học tập và có thể hình thành được nhiều phương pháp và tư duy mới. Nhờ vào đó bạn sẽ biết cách phát hiện vấn đề nhanh chóng và giải quyết vấn đề được tốt hơn.
Nếu một bài nghiên cứu thành công còn giúp cho bạn có tinh thần và sự hứng thú cao. Đồng thời nó chính là một yếu tố giúp tạo nên điều kiện tốt cho việc làm bài luận văn tốt nghiệp sau này.
3. Các loại hình nghiên cứu khoa học
Các loại hình nghiên cứu khoa học được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Phổ biến nhất là theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu.
Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Theo chức năng nghiên cứu có 4 loại hình như sau:
+ Nghiên cứu mô tả: Đây là sự mô tả thông qua ngôn ngữ hình ảnh mang tính khái quát của sự vật, cấu trúc, trạng thái và sự vận động của những sự vật đó. Nhờ vào nghiên cứu khoa học sự vật sẽ được mô tả một cách khái quát và chính xác, phù hợp với những quy luật vận động của nó.
+ Nghiên cứu giải thích: Đây là quá trình nghiên cứu về việc làm rõ nguyên nhân của sự hình thành và các quy luật trong quá trình chi phối, vận động của dự vật.
+ Nghiên cứu dự báo: Người nghiên cứu sẽ thực hiện dự báo về những hiện tượng trong tự nhiên và xã hội một cách chuẩn xác nhất.
+ Nghiên cứu giải pháp: Nghiên cứu này nhằm giúp nghiên cứu về 1 sự vật chưa từng tồn tại.
Phân loại theo tính chất của sản phẩm
Dựa theo tính chất của sản phẩm, nghiên cứu khoa học được phân chia thành các loại hình sau:
+ Nghiên cứu cơ bản:
Đây là những nghiên cứu nhằm phát hiện về các thuộc tính, cấu trúc cũng như trạng thái của sự vật. Nó cũng là sự tương tác trong nội bộ các sự vật cũng như những mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác.
+ Nghiên cứu ứng dụng:
Là sự vận dụng những quy luật đã được tìm và phát hiện từ nghiên cứu cơ bản phục vụ cho quá trình giải thích sự vật, giúp tạo ra các nguyên lý mới về những giải pháp và áp dụng chúng vào một môi trường mới.
+ Nghiên cứu triển khai:
Đó là sự vận dụng những quy luật để giúp đưa ra những hình mẫu và quy trình sản xuất sao cho phù hợp nhất với các tham số khả thi về kỹ thuật.
4. Các bước làm bài nghiên cứu khoa học
Để thực hiện tốt một công trình nghiên cứu khoa học bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản sau.
Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu
Đây là bước được thực hiện đầu tiên và giữ vai trò khá quan trọng tới thành công của quá trình nghiên cứu.
Bạn có thể tìm kiếm các ý tưởng nghiên cứu thông qua sách báo, internet… hoặc qua trải nghiệm, tiếp thu từ cuộc sống thường ngày.
Bước 2: Xác định hướng nghiên cứu
Sau khi đã tìm kiếm được ý tưởng nghiên cứu bạn sẽ tìm kiếm thông tin, dữ liệu hay các công trình nghiên cứu có liên quan để có thể sử dụng chúng làm tư liệu tham khảo cho bài nghiên cứu của mình.
Bước 3: Chọn tên đề tài
Việc đặt tên đề tài sẽ được thực hiện sau khi đã có các tài liệu trong tay. Khi đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học cần phải đảm bảo tính ngắn gọn và súc tích. Tên đề tài cần thể hiện được đối tượng, phạm vi nghiên cứu, chủ thể, khách thể, thời gian cũng như là không gian nghiên cứu.
Bước 4: Tiến hành lập đề cương
Lập đề cương nghiên cứu khoa học rất quan trọng. Bởi dựa vào bản đề cương bạn sẽ lên kế hoạch được việc mà mình cần phải thực hiện, nắm được thông tin cần thu thập nhằm giúp cho quá trình nghiên cứu sẽ được diễn ra một cách dễ dàng và mang tới hiệu quả tốt nhất.
Đồng thời khi có bản đề cương chi tiết giảng viên hướng dẫn cũng dựa vào đó để xem xét và giúp bạn sửa lỗi sai một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Bước 5: Viết đề tài nghiên cứu khoa học
Bước cuối cùng là viết đề tài nghiên cứu khoa học dựa vào bản đề cương đã được lập.
Khi viết cần phải bố trí và sắp xếp thời gian hợp lý để không rơi vào tình trạng bị thừa hay thiếu nội dung.
5. Ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học
Để hiểu rõ hơn về nghiên cứu khoa học cũng như cách làm bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học. Cụ thể như:
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang “
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.2. Tình hình ô nhiễm của nƣớc thải sinh hoạt
1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nước
1.3.1. pH
1.3.2. Độ đục
1.3.3. Mùi
1.3.4. Hàm lượng chất rắn
1.3.5. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
1.3.6. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
1.3.7. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
1.3.8. Tổng hàm lượng Nitơ (T-N)
1.3.9. Tổng hàm lượng photpho (T-P)
1.3.10. Tiêu chuẩn vi sinh
1.4. Nguyên lý công nghệ xử lý nƣớc thải
1.4.1. Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm
1.4.2. Một số phương pháp xử lí nước thải
1.4.2.1. Xử lí nước thải bằng phương pháp cơ học
1.4.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý
1.4.2.3. Xử lý nước thải bằng các phương pháp sinh học
1.5. Giới thiệu về cây sậy
1.6. Vai trò của cây sậy trong hệ thống đất ngập nước
1.7. Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
2.1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
2.1.3. Phương pháp Pilot
2.1.4. Phương pháp phân tích
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Quản lý nước thải phân tán
2.3.2. Mô hình thí nghiệm
2.3.3. Thiết Kế thí nghiệm
2.4. Kết quả
2.4.1. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 700 (l/ngđ)
2.4.2. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 1( m3/ngđ)
2.4.3. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 1,5 ( m3/ngđ)
2.4.4. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 2 ( m3/ngđ)
2.4.5. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 2,5 ( m3/ngđ)
2.4.6. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 2,8 (m3/ngđ)
2.4.7. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 3 (m3/ngđ) (lần thứ 1)
2.4.8. Kết quả phân tích các thông số ô nhiễm được xử lý trong hệ thống thí nghiệm với Q = 3 ( m3/ngđ) (lần thứ 2)
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trên đây là một số thông tin về nghiên cứu khoa học và ví dụ về một đề tài nghiên cứu khoa học mà Tải Luận Văn muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và có cái nhìn toàn diện nhất về cách làm bài nghiên cứu khoa học.
Bạn hãy tham khảo bài viết trên thật kỹ để thực hiện tốt bài báo cáo nghiên cứu khoa học của mình nhé. Chúc các bạn luôn luôn thành công và đạt kết quả cao nhất.
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận