Ngân sách nhà nước là một thuật ngữ đã xuất hiện lâu đời và được sử dụng phổ biến trong đời sống kinh tế – xã hội. Nhiều người thường thắc mắc rằng ngân sách nhà nước là gì? Để có câu trả lời và tìm hiểu thông tin chi tiết về ngân sách nhà nước hãy cùng Tải Luận Văn tham khảo bài viết sau đây nhé.
1. Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước hay còn được gọi là tài chính nhà nước là một loại ngân sách bao gồm tất cả những khoản thu chi của nhà nước và được phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban quyết định, được thực hiện trong thời gian một năm nhằm giúp đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Hiện nay ngân sách nhà nước bao gồm hai loại phổ biến đó là:
+ Ngân sách địa phương:
Đây chính là khoản thu ngân sách nhà nước và được phân bổ cho các cấp địa phương có thể hưởng. Thực hiện thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Đồng thời bao gồm các khoản chi ngân sách thuộc nhiệm vụ chi của các cấp địa phương.
+ Ngân sách trung ương:
Là các khoản thu phân cấp cho cấp trung ương hưởng và bao gồm những khoản chi ngân sách thuộc nhiệm vụ chi của các cấp trung ương.
2. Vai trò của ngân sách nhà nước
Sau khi đã tìm hiểu được về khái niệm ngân sách nhà nước là gì chắc hẳn các bạn cũng hình dung được phần nào về vai trò của ngân sách nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội hiện nay, ngân sách nhà nước đảm nhận một số vai trò cơ bản như sau:
+ Ngân sách nhà nước giữ vai trò huy động về nguồn vốn và nguồn tài chính giúp đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước và thực hiện sự cân bằng thu chi trong tài chính nhà nước. Đây được đánh giá là một vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước đối với hầu hết các mô hình kinh tế.
+ Ngân sách nhà được xem là một công cụ tài chính giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Nó được sử dụng để giúp kiềm chế tình trạng lạm phát, làm ổn định trong giá cả, thị trường cũng như giải quyết một số nguy cơ và rủi ro trong kinh tế xã hội.
+ Ngân sách nhà nước cũng sẽ giúp bù đắp một số khuyết điểm trong nền kinh tế thị trường, mang tới sự cân bằng xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế bền vững.
3. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội. Do đó nó có những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Thứ nhất, trong việc tạo lập và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sẽ luôn được gắn chặt với quyền lực của nền kinh tế – chính trị của nhà nước và nó được tiến hành thông qua các luật lệ nhất định. Các chủ thể của ngân sách nhà nước được thiết lập dựa trên hệ thống cơ sở pháp luật có liên quan, chẳng hạn như hiến pháp, các luật về thuế…
+ Thứ hai, ngân sách nhà nước gắn liền với sở hữu nhà nước và luôn mang tới các lợi ích chung cho cộng đồng. Những quyết định có liên quan tới các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước đều do chủ thể duy nhất là nhà nước quyết định.
+ Thứ ba, ngân sách nhà nước được xem là một bản dự toán thu chi. Thu chi ngân sách nhà nước chính là cơ sở giúp thực hiện những chính sách của chính phủ. Các cơ quan, đơn vị cần phải có trách nhiệm để lập ra ngân sách nhà nước cũng như đề xuất các thông số quan trọng có liên quan tới các chính sách mà chính phủ cần phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo.
+ Thứ tư, ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính của quốc gia. Hệ thống tài chính của quốc gia gồm các thành phần như tài chính nhà nước, tài chính của doanh nghiệp, trung gian tài chính và các tài chính của cá nhân hay hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước đóng vai trò là khâu chủ đạo của hệ thống tài chính quốc gia bởi nó tác động trực tiếp tới quá trình hoạt động cũng như phát triển của toàn bộ nền kinh tế – xã hội.
+ Thứ năm, đặc điểm của ngân sách nhà nước sẽ gắn liền với tính giai cấp. Trong nền kinh tế hiện nay, ngân sách nhà nước sẽ được dự toán và thảo luận, phê chuẩn bởi những cơ quan pháp quyền. Đồng thời toàn dân sẽ có quyền quyết định và được thực hiện thông qua Quốc hội.
4. Ngân sách nhà nước gồm những khoản thu nào?
Trong ngân sách nhà nước sẽ bao gồm những khoản thu dưới đây:
+ Tất cả những khoản thu lấy từ thuế, lệ phí.
+ Tất cả những khoản thu được lấy từ hoạt động dịch vụ đã được phía cơ quan nhà nước thực hiện.
+ Các khoản viện trợ không hoàn lại của phía chính phủ các nước, của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho chính phủ của Việt Nam và chính quyền tại địa phương.
+ Một số khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản chi lấy từ ngân sách Nhà nước
Để phân biệt được về các khoản chi lấy từ ngân sách nhà nước sẽ dựa vào các tiêu chí như sau:
Căn cứ vào tính chất của các khoản chi
Bao gồm có 3 khoản chi, đó là:
+ Chi thường xuyên
Đây là một khoản chi có tính chất là đều đặn và chi liên tục, gắn liền với nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý nền kinh tế – xã hội. Chi thường xuyên được đánh giá là ổn định và thường mang tính chất tiêu dùng, gắn với các cơ cấu của tổ chức.
+ Chi đầu tư phát triển
Khoản chi trong việc tạo ra hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển về nền kinh tế. Phần lớn đây là khoản chi lớn và không ổn định, nó thường gắn với các mục tiêu, hay những định hướng quy mô phụ thuộc vào tính chất.
+ Chi trả nợ, viện trợ
Là các khoản chi giúp nhà nước thực hiện toàn tất nghĩa vụ trả nợ những khoản vay trong và ngoài nước khi đã tới hạn.
+ Chi dự trữ nhà nước.
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ
Có hai loại khoản chi ngân sách nhà nước chủ yếu, đó là:
+ Chi tích lũy: Là khoản chi giúp làm tăng về cơ sở vật chất và tạo ra tiềm năng phát triển kinh tế.
+ Chi tiêu dùng: Khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai. Nó bao gồm chi cho sự quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh, chi cho việc duy trì về hoạt động sự nghiệp…
Bài viết trên là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc ngân sách nhà nước là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng qua đây sẽ giúp các bạn rút ra được các kiến thức bổ ích nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn về ngân sách nhà nước hãy truy cập vào trang chủ của Tải Luận Văn nhé.
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận