Thuật ngữ ngân hàng thương mại đã trở nên khá quen thuộc nhất là trong thời kỳ kinh tế phát triển như hiện nay. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của ngân hàng này. Bài viết hôm nay hãy cùng Tải Luận Văn tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về ngân hàng thương mại là gì nhé.
Khái niệm ngân hàng thương mại là gì?
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng và có trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để thực hiện các nghĩa vụ về cho vay, chiết khấu cũng như làm phương tiện thanh toán.
Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay vốn đầu tư. Tuy nhiên nó cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất đối với sự phát triển của khách hàng, nền kinh tế và xã hội.
Đối tượng cho vay của ngân hàng thương mại phần lớn sẽ là thương mại, sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, đầu tư, khu công nghiệp, bán lại cổ phần…
Vai trò của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là gì? Vai trò của ngân hàng thương mại ra sao là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Đối với nền kinh tế hiện nay, ngân hàng thương mại giữ một vai trò tương đối quan trọng. Cụ thể:
+ Cung cấp nhu cầu vay vốn cho sự phát triển kinh tế.
+ Giúp nâng cao hiệu quả về kinh tế, rút ngắn được tốc độ lưu thông hàng hóa và tiền tệ. Từ đó sẽ khiến cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục và không bị đứt quãng bởi việc cung cấp vốn đầu tư.
+ Ngân hàng thương mại tham gia vào kiểm soát hoạt động kinh tế.
+ Ngân hàng thương mại tham gia vào sự ổn định của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán. Giúp tạo điều kiện phát triển của các thị trường này thông qua việc chiết khấu và giải quyết về khả năng lưu thông nhanh của chứng khoán.
+ Cung cấp một số thông tin cần thiết, tư vấn và dịch vụ đầu tư.
Đặc điểm của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có những đặc điểm cơ bản bạn cần phải nắm bắt như sau:
+ Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian.
+ Hoạt động của ngân hàng thương mại vô cùng đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ, dịch vụ.
+ Ngân hàng thương mại thu hút nguồn vốn trước hết bằng việc huy động tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Sau đó sẽ sử dụng các nguồn vốn này để thực hiện hoạt cho vay nhằm sản xuất kinh doanh cũng như cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó còn có các dịch vụ khác như thanh toán, bảo lãnh, chuyển tiền và hoạt động ủy thác…
+ Nhờ vào hoạt động cho vay và thanh toán sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra được một lượng bút tệ. Đây chính là một bộ phận tương đối là quan trọng trong khối cung tiền tệ của một nền kinh tế và nó có sự ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.
+ Tổng tài sản thuộc ngân hàng thương mại có khối tài sản lớn nhất thuộc tàn hệ thống ngân hàng thương mại.
Phân loại ngân hàng thương mại
Để phân loại được ngân hàng thương mại sẽ dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:
Phân loại ngân hàng thương mại thông qua các hình thức sở hữu
+ Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP):
Ngân hàng này được thành lập từ các cổ đông và kinh doanh đa năng. Bao gồm có 2 loại ngân hàng thương mại cổ phần đó là ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn. Các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam chủ yếu là ngân hàng TMCP.
+ Ngân hàng quốc doanh:
Là ngân hàng được thiết lập dựa trên vốn thuộc ngân sách của nhà nước và là trụ cột trong nền kinh tế. Tại Việt Nam ban đầu ngân hàng thương mại quốc doanh là những ngân hàng chuyên doanh. Tuy nhiên tới năm 1992 thì đã đổi tên và trở thành ngân hàng kinh doanh đa năng. Chẳng hạn như ngân hàng Vietinbank.
+ Ngân hàng liên doanh:
Là ngân hàng được thành lập do các bên liên doanh và góp vốn với nhau. Tỷ lệ đóng góp vốn của những đối tác nước nước ngoài sẽ không quá 50% so với số vốn điều lệ.
+ Ngân hàng tư nhân:
Ngân hàng được thành lập do cá nhân tự bỏ vốn. Loại hình ngân hàng nhỏ, phạm vị hoạt động tương đối hẹp. Loại hình ngân hàng tư nhân hiện vẫn chưa phổ biến trên thị trường Việt Nam.
+ Ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài:
Là ngân hàng được thiết lập dựa trên vốn thuộc ngân sách của nhà nước và là trụ cột trong nền kinh tế.
Phân loại ngân hàng dựa theo chiến lược kinh doanh
+ Ngân hàng thương mại bán buôn:
Các ngân hàng này được thiết lập nhằm hướng tới đối tượng khách hàng là các tổng công ty, các tập đàn kinh tế hay những doanh nghiệp với quy mô lớn. Sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng phần lớn không đa dạng nhưng giá trị của mỗi giao dịch lại tương đối lớn.
+ Ngân hàng thương mại bán lẻ:
Ngân hàng này tập trung trong việc khai thác về đối tượng khách hàng là cá nhân hay những doanh nghiệp nhỏ lẻ. Nó thường chú trọng tới việc tạo nên sản phẩm, dịch vụ đa dạng để đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
+ Ngân hàng thương mại vừa bán buôn, bán lẻ:
Ngân hàng thực hiện cùng lúc hai hoạt động bán buôn bán lẻ. Loại ngân hàng thương mại này sẽ nhắm tới tất cả các đối tượng khách hàng. Từ nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, những doanh nghiệp quy mô nhỏ cho tới tổng công ty hay tập đoàn lớn.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc ngân hàng thương mại là gì? Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về ngân hàng này. Để biết thêm những điều liên quan tới ngân hàng thương mại hãy truy cập trực tiếp vào website của Tải Luận Văn nhé.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận