Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung cơ sở lý luận về hoạt động xuất nhập khẩu. Bao gồm: Khái niệm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
1. Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu
Theo quy định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) thì hoạt động kinh doanh XNK phải nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống, đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước.
XNK là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. XNK là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia XNK không dễ dàng khống chế được.
XNK là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn trong nước nh giao dịch với người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua biên giới cửa khẩu, cửa khẩu các quốc gia khác nhau phải tuân theo các tập quán quốc tế cũng như địa phương.
Hoạt động XNK được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hóa XNK, thương nhân giao dịch, các bước tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau,tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Đối với người tham gia hoạt động XNK trước khi bước vào nghiên cứu, thực hiện các khâu nghiệp vụ phải nắm bắt được các thông tin về nhu cầu hàng hoá thị hiếu, tập quán tiêu dùng khả năng mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước, xu hướng biến động của nó. Những điều đó trở thành nếp thường xuyên trong t duy mỗi nhà kinh doanh XNK để nắm bắt được.
Mặc dù XNK đem lại nhiều thuận lợi song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
Cạnh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng XNK. Nếu không có sự kiểm soát của Nhà nước một cách chặt chẽ kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán với nước ngoài. Các hoạt động xấu về kinh tế xã hội nh buôn lậu, trốn thuế, ép cấp, ép giá dễ phát triển.
Cạnh tranh sẽ dẫn đến thôn tính lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế bằng các biện pháp không lành mạnh như phá hoại, cản trở công việc của nhau…việc quản lý không chỉ đơn thuần tính toán về hiệu quả kinh tế mà còn phải chú trọng tới văn hoá và đạo đức xã hội.
2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
2.1. Đối với nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng xuất khẩu, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng,thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật.
Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:
– Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
– Bổ xung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế , đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định.khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
– Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
– Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu.
Có thể thấy rằng vai trò của nhập khẩu là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong việc cải thiện đời sống kinh tế, thay đổi một số lĩnh vực, nhờ có nhập khẩu mà tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại …thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhập khẩu phải vừa đảm bảo phù hợp với lợi ích của xã hội vừa tạo ra lợi nhuận các doanh nghiệp, chung và riêng phải hoà với nhau. Để đạt được điều đó thì nhập khẩu phải đạt được yêu cầu sau:
* Tiết kiệm và hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn nhập khẩu: trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường việc kinh doanh mua bán giữa các nước đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ tự do. Do vậy, tất cả các hợp đồng nhập khẩu phải dựa trên vấn đề lợi ích và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của quốc gia, cũng nh mỗi doanh nghiệp đòi hỏi các cơ quan quản lý cũng như mỗi doanh nghiệp phải:
+ Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật của đất nước và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
+ Giành ngoại tệ cho nhập khẩu vật tư để phụ sản xuất trong nước xét thấy có lợi hơn nhập khẩu.
+ Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu được hàng hoá thích hợp với giá cả có lợi phục vụ cho sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
* Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại:
Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu tư hay viện trợ đều phải nắm vững phương châm đón đầu đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại. Nhập phải chọn lọc, tránh nhập những công nghệ lạc hậu các nước đang tìm cách thải ra. Nhất thiết không vì mục tiêu “tiết kiệm” mà nhập các thiết bị cũ, cha dùng được bao lâu, chưa đủ để sinh lợi đã phải thay thế. Kinh nghiệm của hầu hết các nước đang phát triển là đừng biến nước mình thành “bãi rác” của các nước tiên tiến.
* Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng nhanh xuất khẩu
Nền sản xuất hiện đại của nhiều nước trên thế giới đầy ắp những kho tồn trữ hàng hoá dư thừa và những nguyên nhiên vật liệu .Trong hoàn cảnh đó,việc nhập khẩu dễ hơn là tự sản xuất trong nước.Trong điều kiện ngành công nghiệp còn non kém của Việt Nam, giá hàng nhập khẩu thường rẻ hơn, phẩm chất tốt hơn. Nhưng nếu chỉ nhập khẩu không chú ý tới sản xuất sẽ “bóp chết” sản xuất trong nước. Vì vậy, cần tính toán và tranh thủ các lợi thế của nước ta trong từng thời kỳ để bảo hộ và mở mang sản xuất trong nước vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa vừa tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu mở rộng thị trường ngoài nước.
2.2. Đối với xuất khẩu
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo đIều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
Như vậy xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc:
– Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.
Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như:
- Liên doanh đầu tư với nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ, tài trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ
- Xuất khẩu sức lao động
Trong các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ…cũng phải trả bằng cách này hay cách khác. Để nhập khẩu, nguồn vốn quan trọng nhất là từ xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thế giới từ bên ngoài.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
Thị trường quốc tế chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau thường là đa dạng và phong phú hơn nhiều so với thị trường nội địa. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh XNK cũng phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố mà các nhân tố này có thể mang tính vĩ mô hoặc mang tính vi mô. Cụ thể hoạt động kinh doanh XNK chịu ảnh hưởng của những nhân tố sau:
3.1. Nhân tố mang tính toàn cầu
Đó là nhân tố thuộc về hệ thống thương mại quốc tế. Mặc dù xu hướng chung trên thế giới là tự do mậu dịch và các nỗ lực chung để giảm bớt hàng rào ngăn cản đối với kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh XNK luôn phải đối diện với các hạn chế thương mại khác nhau. Phổ biến nhất là thuế quan, một loại thuế do chính phủ nước ngoài đánh vào những sản phẩm nhập khẩu. Thuế quan có thể được quy định để làm tăng thu nhập cho quốc gia hay để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước. Nhà xuất khẩu cũng có thể đối diện với một hạn ngạch (quota) là việc đề ra những giới hạn về số lượng những hàng hoá mà nước nhập khẩu phải chấp nhận đối với những loại sản phẩm nào đó. Mục tiêu của hạn ngạch là để bảo lưu ngoại hối và bảo vệ công nghệ cũng như công ăn việc làm trong nước. Một sự cấm vận là hình thức cao nhất của hạn ngạch, trong đó việc nhập khẩu các loại sản phẩm trong danh sách cấm vận bị cấm hoàn toàn.
Kinh doanh XNK cũng có thể bị hạn chế do việc kiểm soát ngoại hối là việc điều tiết lượng ngoại tệ hiện có và tỷ giá hối đoái so với đồng tiền khác. Các nhà kinh doanh XNK cũng có thể phải đối diện với một loạt các hàng rào phi thuế quan nh giấy phép nhập khẩu, những sự quản lý, điều tiết định hình nh phân biệt đối xử với các nhà đấu thầu nước ngoài, các tiêu chuẩn sản phẩm mang tính phân biệt đối xử với hàng nước ngoài.
3.2. Chế độ chính sách luật pháp của Nhà nước và quốc tế
Đây là yếu tố mà doanh nghiệp kinh doanh XNK cần nắm rõ và tuân thủ. Bởi vậy nó thể hiện chí thống nhất chung của quốc tế. Hoạt động XNK được tiến hành giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, nên nó chịu sự tác động của chính sách chế độ, luật pháp của quốc gia đó, đồng thời tuân theo những quy định, luật pháp của quốc gia đó và nó phải tuân theo những quy định, luật pháp quốc tế chung.
Nhân tố thuộc Môi trường văn hoá
Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kỵ riêng. Chúng được hình thành heo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó. Tuy sự giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiêu dùng chung cho mọi dân tộc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rất bền vững có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tâm lý tiêu dùng. Đặc biệt chúng thể hiện rất rõ trong sự khác biệt giữa truyền thống phương Đông và phương Tây, giữa các tôn giáo và giữa các chủng tộc.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định sự hấp dẫn của thị trường thông qua việc phản ánh tiềm lực thị trường và hệ thống cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi do xu hướng nhất thể hoá nền kinh tế có nhiều mức độ khác nhau nh khu vực mậu dịch tự do, khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trường chung…Những xu hướng này có tác động đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia theo hai hướng: tạo ra sự ưu tiên cho nhau và kích thích tăng trưởng của các thành viên.
3.3. Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc
Việc thực hiện hoạt động XNK không thể tách rời công việc vận chuyển và thông tin liên lạc. Nhờ có thông tin mà các bên có thể cách nhau tới nửa vòng tráI đất vẫn thông tin được với nhau để thoả thuận tiến hành hoạt động kịp thời. Việc vận chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác là công việc nặng nề tốn nhiều chi phí của hoạt động XNK. Do đó, nếu hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc của một nước thuận tiện sẽ giúp cho việc thực hiện hoạt động XNK được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng và ngược lại.
3.4. Hệ thống tài chính ngân hàng
Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, can thiệp tới tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế dù lớn hay nhỏ, dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Dựa trên các quan hệ, uy tín, nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng rất thuận lợi mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK sẽ được đảm bảo về mặt lợi ích.
3.5. Khả năng sản xuất, chế biến của nền kinh tế trong nước
Kinh doanh thương mại nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng là mua bán hàng hoá chứ không phải để tiêu dùng cho chính mình. Các doanh nghiệp XNK hoạt động trên thị trường đầu vào nhằm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào trong đó quan trọng nhất là hàng hoá. Nguồn hàng của doanh nghiệp XNK là toàn bộ và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và đang có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch.
3.6. Doanh nghiệp và sức cạnh tranh trên thị trường
Doanh nghiệp không thể XNK được hàng hoá nếu doanh nghiệp không có khả năng thu mua, chế biến và tiếp cận được với khách hàng nước. Doanh nghiệp phải biết tận dụng thế mạnh để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển.
Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế…
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
4. Các hình thức xuất nhập khẩu
Các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá là hoạt động thương mại liên quan đến mua và bán hàng hoá với thị trường nước ngoài bao gồm cả tái xuất khẩu (Reexport) và tái nhập khẩu (Reimport )
Tái xuất khẩu:
Là xuất khẩu hàng đã nhập về trong nước, không qua chế biến thêm, cũng có trường hợp hàng không về trong nước, sau khi nhập hàng, giao hàng đó ngay cho người thứ ba. Nh vậy ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao.
Tái nhập khẩu:
Là nhập khẩu từ nước ngoài mà hàng trước đó đã xuất khẩu nhập lại hàng đó không qua chế biến.
Về nguyên lý nghiệp vụ tái xuất khẩu và tái nhập khẩu không tính vào hàng xuất khẩu hay hàng nhập khẩu mạc dù phải quá thủ tục hải quan.
Nhiều hàng tái xuất thực hiện ở các khu tự do thương mại, khu này nằm ngoài vòng kiểm tra của hải quan. Hàng nhập vào khu này không nộp thuế hải quan kể cả hàng nhập để tái xuất đi nước khác. Nhưng nếu hàng này từ khu tự do thương mại lại chuyển vào các vùng khác của nước đó (nước chủ nhà khu tự do thương mại ) thì phải nộp thuế nhập khẩu theo tỷ lệ chung của hải quan.
Ví dụ:
Mỹ : New York, New orleau, Los Angeles , Cietle, Sanfrancisco
Anh : Cảng London
Thuỵ Điển : Cảng Gofeborg , Stockholm Maemo
Đan Mạch : Gopenhagen
CHLB Đức : Hambourg
Xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp
Các nhà sản xuất công nghiệp giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nước ngoài và mua hàng trực tiếp nhập hàng của người sản xuất.
Về nguyên tắc mặc dù xuất khẩu trực tiếp có làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh song nó có những u điểm sau:
Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệch giữa giá bán và chi phí, tức là làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất
Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng do đó có thể thay đổi sản phẩm và các điều kiện bán hàng rong điều kiện cần thiết.
Xuất khẩu và nhập khẩu gián tiếp
Là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của các tổ chức được lập đặt ngay tại nước xuất khẩu nhập khẩu để tiến hành XNK.
Hình thức xuất khẩu gián tiếp khá phổ biến ở những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường quốc tế.
Hình thức này có ưu điểm cơ bản là:
– Ít phải đầu tư
– Doanh nghiệp không phải triển khai một lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như các hoạt động giao tiếp và khuyếch trương ở nước ngoài.
– Hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra ở thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, hình thức này cũng có hạn chế là giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ và do không có liên hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài nên việc nắm bắt các thông tin về thị trường nước ngoài bị hạn chế, không thích ứng nhanh được với các biến động của thị trường.
Tạm nhập, tái xuất
Như hàng đi triển lãm, đa đi sửa chữa rồi lại mang về
Tạm xuất, tái nhập
Như hàng vào dự triển lãm, hội chợ, quảng cáo sau đó đưa về
Chuyển khẩu
Là hàng mua của nước này bán cho nước khác, không làm thủ tục XNK. Như vậy, trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản…Bởi vậy mức độ rủi ro trong hoạt động nói chung là thấp và lợi nhuận cũng không cao.
Dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu
Như gửi đại lý hay thuê người sửa chữa
Xuất khẩu tại chỗ
Trong trường hợp này hàng hoá và dịch vụ có thể cha vợt ra ngoài biên giới quốc gia nh-ng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế… Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh.
Để lại một bình luận