Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung tổng quan về doanh nghiệp vận tải. Bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, chức năng, phân loại.
1. Khái niệm về doanh nghiệp vận tải
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam (2005) [12], DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các loại hình tổ chức kinh doanh của DN gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DN tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, nhóm công ty.
Theo cách tiếp cận hệ thống, DN là một hệ thống xã hội, hệ thống kinh doanh với đầu vào và đầu ra. Đầu vào của DN là các yếu tố cần thiết để cho DN hoạt động như: vốn bằng tiền, nguồn nhân lực, thông tin, công nghệ và máy móc thiết bị…. Đầu ra của DN là kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Kết quả này có thể tính theo đơn vị tiền tệ (giá trị), hoặc theo hiện vật, hoặc tính theo cả giá trị và hiện vật. DN là một hệ thống mở, có mối quan hệ mật thiết với môi trường hoạt động của nó, gọi là môi trường kinh doanh. MTKD có thể đem lại những thuận lợi, khó khăn nhất định cho DN; ngược lại, hoạt động của DN cũng có những tác động trở lại đối với môi trường.
Về mặt tổ chức, DN được thành lập theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Về quy mô, DN là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn (vượt quy mô của cá thể, hộ gia đình,…). Thuật ngữ “doanh nghiệp” có tính quy ước, để phân biệt lao động độc lập hoặc người lao động và hộ gia đình. Tên cụ thể của DN thường gặp là công ty, xí nghiệp, tập đoàn, hợp tác xã….DN là một tổ chức “sống”, có vòng đời với các bước: Thành lập; tăng trưởng; suy giảm; diệt vong (thậm chí là phá sản)
1.2. Khái niệm doanh nghiệp vận tải
DNVT là một đơn vị kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm mục đích sinh lời, thỏa mãn nhu cầu vận tải của xã hội với mục đích công ích: theo các tác giả Đ. T.N. Điệp, N.T. Vi, C. K. Linh, N. V. Điệp (2004) [10].
Về mặt quan hệ pháp lý, DNVT là nơi thực hiện các hoạt động vận tải cần thiết của xã hội để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội, các hoạt động này được bảo đảm bằng pháp luật. Đây đồng thời là nơi thực hiện sự phân chia kết quả lao động giữa các DN, chủ DN với người lao động; nơi hợp tác giữa các thành viên trong DN, nó phải được bảo đảm bằng pháp luật. Đây cũng là nơi thi hành quyền lực (quyền ra quyết định của lãnh đạo DN để người dưới quyền thực hiện) và việc thực hiện quyền này cũng được bảo đảm bằng pháp luật.
2. Đặc điểm chủ yếu của doanh nghiệp vận tải
Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, vì trong quá trình sản xuất vật chất của ngành vận tải có sự kết hợp của 3 yếu tố: theo tác giả T. S. Sùa (2000) [20]: Công cụ lao động; đối tượng lao động và sức lao động. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất của DNVT cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định, như vật liệu, hao mòn PTVT, … đối tượng lao động là (hàng hóa, hành khách) phải vận chuyển, đó là sự di chuyển vị trí của hàng hóa, hàng khách. Là ngành sản xuất vật chất nên vận tải cũng có sản phẩm của riêng mình, SPVT cũng là hàng hóa và cũng có giá trị sử dụng. DNVT tuy không sáng tạo ra các sản phẩm mới cho xã hội như các ngành KTQD khác, nhưng nó tạo ra khả năng sử dụng các sản phẩm của xã hội bằng cách đưa các sản phẩm đến các địa điểm tiêu dùng, đảm bảo thực hiện được quá trình sản xuất của xã hội.
Sản phẩm vận tải không dự trữ được, chỉ tồn tại trong quá trình vận tải, nên để đáp ứng nhu cầu vận tải biến động theo không gian và thời gian, các DNVT phải dự trữ năng lực vận chuyển: phương tiện, thiết bị và lao động.
Hầu hết các phương thức vận tải đều sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch nên hoạt động vận tải có tác động nhất định đến vấn đề khan hiếm tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường.
Đối tượng của vận tải gồm hàng hóa và hành khách, trong đó DVVT hành khách phải đảm bảo điều kiện cần thiết đáp ứng nhu cầu phát sinh (ăn, uống, vệ sinh, thông tin, giải trí,..).
Vốn đầu tư của DNVT chủ yếu là cho PTVT và các thiết bị phục vụ cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa PTVT hoặc cho quá trình tiêu thụ, mức trang bị tính bình quân một lao động cao.
Các DNVT ôtô khác với DN thuộc các ngành kinh tế khác ở chỗ quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất vận tải không có sản phẩm tồn kho, đánh giá chất lượng vận tải bằng chất lượng các dịch vụ phục vụ hành khách, chất lượng dịch vụ VTHH thông qua quá trình vận chuyển, bảo quản …; chất lượng SPVT phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức sản xuất của bản thân mỗi DN.
Đối với các doanh nghiệp VTHK:
Phần lớn các doanh nghiệp VTHK có quy mô nhỏ về vốn cũng như về lao động. Năm 2011 có tới 86,02% doanh nghiệp VTHK có quy mô nhỏ dưới 50 lao động và 91,11% DN có quy mô nhỏ vốn hoạt động dưới 10 tỷ đồng. Chỉ có 17,75% DN có vốn từ 10 đến 200 tỷ đồng và 0,69% DN có vốn trên 200 tỷ đồng.
3. Chức năng của doanh nghiệp vận tải
Chức năng của DNVT thể hiện trên 04 khía cạnh cơ bản:
(1) Chức năng sản xuất kinh doanh
Chức năng kinh doanh là chức năng cơ bản của các DN nói chung và các DNVT nói riêng. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, các DNVT phải xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động với mục đích sử dụng tối ưu các nguồn lực của DN trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Trong cơ chế kinh tế thị trường, DN phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ của mình để thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài hoạt động kinh doanh, các DN còn tổ chức và thực hiện các hoạt động khác nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của DN.
(2) Chức năng khoa học kỹ thuật
Trong hoạt động, các DN tiến hành nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng NSLĐ, tiết kiệm vốn, giảm sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật của DN đối với mặt bằng chung của xã hội.
(3) Chức năng hoạt động kinh tế tài chính
Các DN phải tiến hành tổ chức và kiểm soát sự luân chuyển các nguồn tài chính của DN, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho thực hiện các hoạt động kinh doanh.
(4) Chức năng chính trị xã hội
DNVT thực hiện chức năng này thông qua việc tuân thủ đúng đường lối, chính sách của pháp luật, Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh tổ quốc.
Ngoài ra, các DNVT trong quá trình hoạt động còn tạo ra việc làm, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, đóng góp cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
4. Phân loại doanh nghiệp vận tải
5. Các chỉ tiêu khai thác ô tô khách
5.1. Hệ số sử dụng ngày xe
Theo Đ.T.N.Điệp, N.T.T.Vi, C.K.Linh, N.V. Điệp (2003)[10]. Hệ số ngày xe tốt ( T) là tỷ lệ giữa tổng số ngày xe tốt ( ADT) với tổng số ngày xe có ( ADC); hệ số ngày xe tốt sử dụng để đánh giá tình trạng sẵn sàng hoạt động của xe. Hệ số ngày xe tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của DN, vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kỹ thuật của phương tiện.
Hệ số ngày xe tốt ( T) là tỷ lệ giữa tổng số ngày xe tốt ( ADT) với tổng số ngày xe có ( ADC); hệ số ngày xe tốt sử dụng để đánh giá tình trạng sẵn sàng hoạt động của xe. Hệ số ngày xe tốt phụ thuộc vào việc tổ chức công tác dịch vụ kỹ thuật của DN, vào điều kiện khai thác và vào tình trạng kỹ thuật của phương tiện.
Hệ số ngày xe vận doanh là tỉ số giữa ngày xe làm việc ADVD với ngày xe có trong kỳ ADC; hệ số này dùng để đánh giá mức độ sử dụng xe của DNVT.
Ở mức độ cao hơn, còn sử dụng hệ số giờ xe làm việc bằng tỷ số giữa tổng số giờ xe làm việc thực tế trên đường với tổng số giờ xe theo kế hoạch:
5.2. Hệ số sử dụng trọng tải (ghế ngồi) của ô tô
Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh t được xác định bằng tỉ số giữa số hành khách thực tế mà xe chở được với số ghế ngồi theo thiết kế của phương tiện. Hệ số sử dụng trọng tải tĩnh có thể tính cho một hoặc cho nhiều chuyến. Khi lập kế hoạch hoạt động của phương tiện có thể xác định hệ số sử dụng trọng tải tĩnh bình quân theo cơ cấu luồng hành khách.
Hệ số sử dụng trọng tải động: các chuyến xe có khoảng cách vận chuyển lch khác nhau, vì vậy để đánh giá mức độ sử dụng ghế ngồi trong khai thác ô tô khách, ta sử dụng hệ số sử dụng trọng tải động, là tỷ lệ giữa sản lượng luân chuyển thực tế (Ptt) và sản lượng luân chuyển tính theo số ghế theo thiết kế.
5.3. Quãng đường và hệ số thay đổi hành khách
Chiều dài của tuyến (chiều dài hành trình) LM được tính bằng khoảng cách từ điểm đầu của hành trình đến điểm cuối của hành trình vận chuyển hành khách.
Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách LHK: với VTHK thông thường các chuyến đi không thực hiện từ điểm đầu đến cuối hành trình. Đối với các tuyến VTHK cự ly đi lại của hành khách khác nhau cho nên chỉ tính được giá trị bình quân của chuyến đi của hành khách. Chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách luôn nhỏ hơn chiều dài của tuyến, đặc biệt là đối với VTHK bằng xe buýt trong thành phố.
Hệ số thay đổi hành khách ( hk) : do chiều dài bình quân chuyến đi của hành khách nhỏ hơn chiều dài của tuyến cho nên có sự thay đổi của hành khách trên tuyến. Để đánh giá sự thay đổi này bằng hệ số thay đổi hành khách.
Quãng đường xe chạy ngày đêm (Lngđ): đối với PTVT ô tô do tính chất hoạt động liên tục, để đánh giá được khả năng vận chuyển của xe trong ngày người ta dùng chỉ tiêu quãng đường xe chạy trong một ngày đêm. Chỉ tiêu này đối với các loại hình vận tải có các giá trị khác nhau. Quãng đường xe chạy ngày đêm thường được tính thông qua vận tốc khai thác và thời gian hoạt động của xe trong ngày.
5.4. Chỉ tiêu tốc độ
Trong hoạt động VTHK bằng ô tô, có nhiều loại tốc độ khác nhau, gồm:
Tốc độ thiết kế: tốc độ của PTVT do nhà thiết kế chế tạo đề ra và chỉ đạt được trong những điều kiện nhất định. Thông thường tốc độ kết cấu là tốc độ lớn nhất trong bảng đồng hồ đo tốc độ của PTVT.
Tốc độ giới hạn cho phép: tốc độ được sử dụng trong quá trình vận hành của PTVT. Tốc độ này phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện thực tế trong quá trình hoạt động của PTVT. Bao gồm các điều kiện: Mật độ giao thông trên đường, độ bằng phẳng của đường, chiều rộng mặt đường, mức độ điều khiển giao thông trên đường, tình hình giao thông trên đường, …. Thông thường tốc độ này thấp hơn rất nhiều so với tốc độ kết cấu.
Tốc độ kỹ thuật VT: tốc độ của phương tiện trong quá trình hoạt động, được xác định bằng tỉ số giữa quãng đường xe chạy (Lchg) và thời gian xe lăn bánh. (Tlb). Tốc độ kỹ thuật của phương tiện phụ thuộc vào: chất lượng PTVT, chất lượng đường sá, chiều rộng mặt đường, độ bằng phẳng của đường, mật độ giao thông trên đường, trình độ của người lái xe… . Tốc độ này chỉ xác định trong khi PTVT lăn bánh.
Tốc độ lữ hành: tốc độ lữ hành xác định tốc độ từ khi PTVT bắt đầu đến khi kết thúc quá trình. Tốc độ lữ hành của phương tiện ngoài phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ kỹ thuật còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Mức độ sử dụng các phương thức điều khiển giao thông trên đường, số lượng điểm đỗ dọc đường, thời gian đỗ tại các điểm đỗ dọc đường…
Tốc độ khai thác VT: tốc độ khai thác là tốc độ cho cả quá trình hoạt động của PTVT. Tốc độ khai thác ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố trên còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Thời gian phương tiện dừng ở các điểm đầu cuối cho đón trả khách và các tác nghiệp khác.
5.5. Năng suất của phương tiện vận tải
Năng suất của phương tiện vận tải là số lượng sản phẩm vận tải được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Đối với một PTVT, có các loại năng suất sau: năng suất giờ, năng suất ngày, năng suất tháng, năng suất năm: theo Đ.T.N.Điệp, N.T.T.Vi, C.K.Linh, N.V. Điệp (2003)[10].
Năng suất của một đơn vị trọng tải: để so sánh hai loại xe có trọng tải khác nhau, người ta sử dụng công thức tính năng suất cho một ghế xe, năng suất tính cho một ghế được tính bằng cách lấy năng suất chia cho trọng tải thiết kế.
Để lại một bình luận