Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo.
1. Quan niệm về đói nghèo
Quan niệm về đói nghèo và giải quyết mối quan hệ giữa XĐGN với phát triển KT-XH phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể của mỗi quốc gia. đói nghèo là những khái niệm mang tính lịch sử, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà cách thể hiện khái niệm đói nghèo cũng có sự khác nhau.
Trong kinh tạng Pali quan niệm đói nghèo ở hai khía cạnh sau: (i) Khái niệm nghèo liên quan đến cùng quẫn, cản trở một cá nhân trong việc tham gia vào đời sống cộng đồng , dẫn đến nhiều cái hạn chế sâu sắc (nghèo ở đây là sự khốn khó, cùng quẫn); (ii) Khái niệm nghèo được chấp nhận về mục đích tôn giáo để có thể phát triển đời sống tâm linh, “phẩm hạnh” là tượng trưng cho những nối kết hỗ tương giữa con người với nhau.
Và cuốn Bách khoa toàn thư mở của WiKipedia cho rằng: “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định”.
Theo quan niệm của Liên Hợp quốc, nghèo là sự thiếu hụt so với một mức sống tối thiểu của một quốc gia và nghèo có 2 dạng: Nghèo tuyệt đối (absolute poverty) và Nghèo tương đối (relative poverty). Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống về ăn (thiếu ăn nhưng không đứt bữa), mặc, ở vệ sinh, y tế, giáo dục. Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng địa phương.
Tại hội nghị về chống đói nghèo do Ủy ban KT-XH khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tại Băng Cốc Thái Lan (diễn ra từ ngày 15-17 tháng 9-1993) đã đưa ra định nghĩa về đói nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này ñược xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của địa phương”.
Đến năm 1995, hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen – Đan Mạch đưa ra định nghĩa đói nghèo như sau: Người nghèo là tất cả những người mà thu nhập thấp hơn 1USD/ngày, là số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm tất yếu để tồn tại.
Xem thêm: Dịch vụ cung cấp tài liệu làm luận văn theo yêu cầu |
Tháng 6-2000 ở Giơneve, trong cuộc họp đặc biệt của đại hội đồng Liên Hiệp quốc về phát triển xã hội đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch “Tấn công vào nghèo đói” và khuyến nghị các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về XĐGN. Tiếp đó, tháng 9-2000, Hội nghị Thiên niên kỷ của Liên Hiệp quốc tại Oasinhtơn khẳng ñịnh chống đói nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng, ưu tiên hàng ñầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện nay.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng nhìn chung các quan niệm đó giai đoạn được phản ánh trên các khía cạnh: Không có hoặc ít được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu của cuộc sống con người; mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư địa phương; thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Có hai dạng nghèo:
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những bảo đảm ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm: văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp [75].
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương mà bộ phận dân cư đó đang sinh sống.
Khái niệm nghèo có thể thống nhất về mặt định tính song không thể thống nhất về mặt định lượng. Bởi vì mỗi quốc gia khác nhau thì mức sống của người dân cũng khác nhau hoặc ngay trong một quốc gia mức sống giữa các vùng, miền cũng có sự khác nhau. Hơn nữa mặt định lượng của mức nghèo cũng biến động theo thời gian tương ứng với sự biến động về sự phát triển KT-XH của quốc gia đó. Do vậy, mỗi quốc gia đã xây dựng một thước đo mức độ đói nghèo riêng thông qua những tiêu chí cụ thể được xác định gọi là chuẩn nghèo và lấy đó làm cơ sở xác định tỷ lệ nghèo đói của quốc gia.
– Tỷ lệ nghèo (poverty rate): “Tỷ lệ nghèo là số phần trăm số người hoặc số hộ có mức sống thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu” [36]. Trong đó mức sống được đo bằng các thước đo như sau:
Thước đo đơn chiều: “thước đo này đo khía cạnh về kinh tế của mức sống” và được tính theo thu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình từ các cuộc điều tra thu nhập, chi tiêu hoặc điều tra mức sống hộ gia đình.
Các nước lựa chọn thu nhập làm thước đo đơn chiều mức sống cho rằng: thu nhập phản ánh thực chất mức sống của các hộ gia đình hơn là chi tiêu [79].
Các nước chọn chi tiêu làm thước đo đơn chiều mức sống lại cho rằng độ chính xác của số liệu chi tiêu điều tra thường cao hơn so với số liệu điều tra về thu nhập, mức chi tiêu phản ánh thực chất mức sống của các hộ hơn là thu nhập. Trong khi thu nhập thường có tính ổn định không cao trong một thời kỳ nhất định [79].
Trên thực tế là có thể kiểm soát được chất lượng số liệu thu nhập hơn số liệu chi tiêu của các hộ nghèo. Nhưng tùy điều kiện nhất định mà mỗi quốc gia sẽ lựa chọn thu nhập hoặc chi tiêu làm thước đo để xác định tỉ lệ đói nghèo của quốc gia mình (Việt Nam sử dụng thước đo thu nhập khi tính tỷ lệ nghèo trong khi WB lại sử dụng thước đo chi tiêu).
Thước đo đa chiều: thước đo đa chiều xem xét mức sống của dân cư một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Nó đo lường mức sống cả mặt kinh tế lẫn chất lượng cuộc sống theo các chiều cạnh khác nhau như: tình trạng phi tiền tệ, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro, quyền tự do, bị gạt ra ngoài lề xã hội, bị phân biệt đối xử, bị vi phạm quyền con người, v.v…Việc đo lường mức sống theo đa chiều là việc xác định các chỉ tiêu để đo các chiều và việc gộp các chiều thành độ đo đơn hay để riêng từng chiều và sử dụng trọng số của các chiều. “Tuy nhiên, do khó khăn về số liệu nên trong thực tế thước đo nghèo đa chiều chỉ ño lường sự phát triển con người về 3 chiều: tuổi thọ bình quân; trình độ học vấn và chất lượng cuộc sống (đo bằng GDP thực tế bình quân đầu người tính theo PPP$)” [79]. Đã có nhiều thước đo đa chiều được nghiên cứu, xây dựng và áp dụng ở nhiều quốc gia.
Tóm lại, “hai thước đo đơn chiều và đa chiều về nghèo đói giai đoạn có những ưu điểm, nhược điểm hay tác động đến giảm nghèo khác nhau. Thước đo nghèo đơn chiều giải quyết các vấn đề về nghèo một cách ngắn hạn trong khi thước đo đa chiều giải quyết nghèo ở dài hạn” [79].
Quan niệm nghèo của Việt Nam là thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng – Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 đưa ra: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không ñược hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của địa phương”. Nghèo của Việt Nam đang được nghiên cứu là nghèo tuyệt đối, thước đo đói nghèo mà Việt Nam đã áp dụng là cách tiếp cận đơn chiều (gần đây cũng đã có một số nghiên cứu tiếp cận nghèo theo thước đo nghèo đa chiều).
2. Chuẩn nghèo và các tiêu chí đánh giá
Nghèo đói là khái niệm mang ý nghĩa tương đối, bởi vì người nghèo ở quốc gia này có thể sẽ không nghèo hoặc nghèo khổ cùng cực hơn so với quốc gia khác. “Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Tình trạng nghèo đói ở mỗi quốc gia khác nhau cả về mức độ và số lượng, thay đổi theo thời gian và không gian” [75]. Để đánh giá mức nghèo của một nước hay một địa phương, có nhiều chỉ tiêu ñược áp dụng như chỉ số nghèo của con người (human poverty index – HPI), hệ số GINI, hệ số TheiL, GDP…
Khái niệm chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người mà một quốc gia quy định dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Theo đó, “những người hoặc những hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo” [69, tr.662].
WB đã đưa ra thước đo nghèo đói như sau:
Các nước công nghiệp phát triển là 14 USD/ngày/người
Các nước Đông Á: 4USD/người/ngày
Các nước thuộc Mỹ latinh và vùng Caribê là 2USD/người/ngày
Các nước đang phát triển là 1USD/người/ngày. Và đối với các nước nghèo, một số người được coi là đói nghèo khi mà thu nhập dưới 0,5USD/ngày/người [58].
Tuy nhiên, các quốc gia giai đoạn tự đưa ra chuẩn ñói, nghèo riêng của nước mình và thường thấp hơn chuẩn đói nghèo mà WB khuyến nghị. Chẳng hạn:
Nước Mỹ năm 1970 quy định ngưỡng nghèo là thu nhập dưới 5.500 USD/hộ 4 người/năm; đến năm 1988 nâng lên dưới 10.921USD/hộ 4 người/năm; năm 1992 là 13.680 USD/hộ 4 người/năm [18].
Trung Quốc đưa ra chuẩn nghèo là 206NDT/người/năm (1986) tại các vùng nông thôn. Năm 1990 là 300NDT. “Năm 2000 chuẩn nghèo của Trung Quốc điều chỉnh lên 625NDT; đến năm 2007 nâng lên là 786NDT/người/năm và năm 2008 là
NDT/người/năm” [8] tương đương 175 USD/năm.
Một số chuẩn nghèo tính theo lượng Calo tiêu thụ của một số nước như sau:
+ Malaixia: 2.910Kcal/ngày tính cho 1 gia đình có 2 người lớn và 3 trẻ em
+ Pakixtan lấy đường nghèo là tiêu thụ 2.350Kcal/người lớn/ngày.
+ Phi-lip-pin mức 2.000 Kcal/người/ngày.
+ Xri Lan-ca: 2.500Kcal/người/ngày;
+ Ne-pan: 2.124 Kcal/người/ngày;
+ Thái Lan: 2.099 Kcal/người/ngày;
+ A-dec-bai-gian 2.200 Kcal/người/ngày;
+ Lào, Campuchia,…. ngưỡng nghèo là 2.100Kcal/người/ngày
Ngay trong một quốc gia người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau cho mỗi khu vực, mỗi vùng.
* Chuẩn nghèo và các tiêu chí đánh giá đói nghèo của Việt Nam
Năm 1993, Tổng cục Thống kê xây dựng chuẩn nghèo LTTP năm 1993 ở khu vực thành thị và nông thôn bằng trị giá 2 rổ hàng ăn uống tương ứng (theo giá năm 1993). Chuẩn nghèo các năm sau được tính bằng trị giá rổ hàng ăn uống của năm 1993 nhân với giá của năm tương ứng. Theo cách tính này mức nghèo áp dụng năm 1998 ở Việt Nam là 107.234 đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2001-2005 trên phạm vi toàn quốc đối với từng vùng (theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-BLĐTBXH) được xây dựng dựa theo thu nhập bình quân đầu người trong mỗi khu vực như sau:
. Vùng nông thôn miền núi, hải đảo là 80.000đ/người/tháng
. Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000đ/người/tháng
. Vùng thành thị 150.000đ/người/tháng
Chuẩn nghèo của Việt Nam áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 (theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg) cơ bản vẫn lấy số liệu điều tra mức sống năm 2002 là 2.100kcal và tính theo giá của các mặt hàng trong rổ riêng 2 khu vực tại năm 2002, rồi cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng riêng của 2 khu vực năm 2006 để quy định hộ nghèo cho hai khu vực nông thôn và thành thị là hộ có thu nhập bình quân như sau:
+ Khu vực nông thôn : 200.000đ/người/tháng.
+ Khu vực thành thị : 260.000đ/ người/tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 đã được điều chỉnh lại có tính đến các nhân tố ảnh hưởng để tiếp tục công cuộc XĐGN góp phần phát triển KT-XH đất nước. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo ở hai khu vực thành thị và nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân như sau:
+ Hộ nghèo ở nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.
+ Hộ nghèo ở thành thị : 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.
+ Hộ cận nghèo ở nông thôn: 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
+ Hộ cận nghèo ở thành thị: 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Ngoài việc xác định hộ nghèo, Việt Nam còn xây dựng tiêu chí vùng nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn cần ñược ưu tiên tập trung nguồn lực XĐGN nhằm tạo ra sự chuyển biến nhanh về đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ nghèo, người các DTTS ñể nhằm mục tiêu ñến năm 2020 các địa phương này sẽ có tỉ lệ hộ nghèo ngang bằng với các địa phương khác trong khu vực. Các xã nghèo là xã có: Tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và chưa có ñủ từ 3 trong 6 hạng mục CSHT thiết yếu (ñường giao thông; trường học; trạm y tế; nước sinh hoạt; ñiện sinh hoạt; chợ) [13], như: có dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch; dưới 50% số hộ sử dụng ñiện sinh hoạt; chưa có ñường ô tô ñến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm; số phòng học (theo quy định của Bộ Giáo dục- đào tạo) chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng học tạm bằng tranh, tre, nứa, lá; chưa có trạm y tế xã hoặc có nhưng là nhà tạm.
Còn huyện nghèo là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn 50% tổng số hộ.
3. Nguyên nhân đói nghèo
Nghèo đói là một hiện tượng mang tính lịch sử nảy sinh trong quá trình phát triển KT-XH của các quốc gia. nghèo đói ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người, xã hội và cộng đồng. Muốn XĐGN đạt kết quả cao nhất cần xác định đúng nguyên nhân đói nghèo của mỗi vùng, mỗi khu vực trong mỗi quốc gia, từ ñó có sự tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ra đói nghèo ñể thực hiện có hiệu quả việc XĐGN. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân chủ quan:
+ Chủ quan của bản thân người nghèo trình độ dân trí, học vấn thấp; không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất, kinh doanh, không biết cách phân bổ chi tiêu hoặc chi tiêu lãng phí hoặc do lười biếng; do đông con, neo đơn; do gặp phải rủi ro (tai nạn, ốm đau,…); do thiếu hoặc không có khả năng lao động; do thiếu hoặc không có vốn; do mắc tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, số đề…).
+ Chủ quan của các cấp chính quyền: thiếu năng lực, trình độ chuyên môn, hiểu biết, kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính để có thể thường xuyên chăm lo, quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo giảm thiểu khó khăn.
Nguyên nhân khách quan:
+ Do điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết không thuận lợi; do đất đai cằn cỗi, ñịa hình dốc, đồi núi hiểm trở khó canh tác; do sinh sống ở vùng sâu vùng xa chưa có các tuyến đường giao thông đi lại; do thiên tai, dịch bệnh bất ngờ…
+ Do xuất phát điểm nền kinh tế thấp hoặc nền kinh tế kém phát triển: CSHT tối thiểu (giao thông, thủy lợi, thông tin, điện thắp sáng, nước sinh hoạt) chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; thiếu thị trường để giao lưu sản phẩm hàng hóa…
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh là không chỉ vì một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ mà có thể dẫn tới nghèo đói kinh niên, đói nghèo trên diện rộng được. Nguyên nhân đói nghèo là có sự đan xen giữa chủ quan và khách quan. Do đó phải phân tích đói nghèo bằng cách nhận diện chuẩn xác các nguyên nhân để tác động trực tiếp đến các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo. Đồng thời cũng cần phân tích những tiềm năng lợi thế, tính chất và đặc điểm đói nghèo của mỗi nhóm hộ nghèo, vùng nghèo để phát huy những tiềm năng nội tại kết hợp với các biện pháp giảm nghèo phù hợp để đạt hiệu quả giảm nghèo cao nhất, bền vững nhất.
4. Lý luận về xóa đói giảm nghèo
Nghèo đói có ảnh hưởng lớn đến nhiều người, nhiều lĩnh vực đồng thời nó còn kìm hãm sự phát triển KT-XH nên XĐGN phải được giải quyết bởi nhiều khía cạnh: Từ việc nâng cao nhận thức, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, đến việc tạo cơ hội việc làm, đáp ứng nhu cầu vay vốn tín dụng…“Nghèo là hiện tượng khó khắc phục tuyệt đối trong điều kiện KTTT, nhất là nghèo tương đối”[8]. Bởi vì, một số người thành đạt sẽ giàu có, một số người thất bại sẽ nghèo khó hơn. nghèo đói phản ánh tình trạng thiếu tài sản như: sức lao động, sức khỏe, vật chất, quyền sở hữu và sử dụng tài sản để tạo ra sản phẩm, thu nhập. Đồng thời nghèo đói cũng phản ánh khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển, khả năng tham gia vào các dịch vụ xã hội thiết yếu, CSHT… rất hạn chế của người nghèo. “giai đoạn nghèo là hiện tượng khó khắc phục thì đói là hiện tượng không nên để xảy ra, nhất là trong các quốc gia có khả năng tự cân đối lương thực” [8]. Nhưng, XĐGN hiệu quả và bền vững lại thực sự khó khăn trong thực tế do các vấn đề về quan niệm, nguồn lực, cơ chế thực hiện và ý chí tự vươn lên của người nghèo .v.v…
Giảm nghèo là một phạm trù lịch sử mang tính tương đối, bởi vì nghèo vẫn luôn tồn tại trong xã hội, do sự khác biệt về năng lực, thể chất, thu nhập, địa vị xã hội…giữa các cá nhân với nhau. Nói cách khác là có thể xoá được đói, nhưng không thể xoá được nghèo tuyệt đối mà chỉ có thể giảm nghèo. Chỉ khi xã hội loài người đạt tới xã hội cộng sản chủ nghĩa như K.Marx và Ph.Ăngghen dự báo: không còn hiện tượng nghèo nữa thì việc giảm nghèo cũng sẽ không còn phải đặt ra. Giảm nghèo “là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn” [115, tr28], thoát khỏi tình trạng nghèo nên giảm nghèo tác động không nhỏ đến quá trình phát triển KT-XH.
XĐGN có những vai trò nhất định đối với quá trình phát triển KT-XH. Ngoài việc góp phần ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia, XĐGN còn có vai trò nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm ăn cho người nghèo. Đó chính là vai trò nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó giúp cho người nghèo nhận thức được việc phát triển KT-XH là mục tiêu phấn đấu chung, là nhiệm vụ của toàn dân tộc không kể giàu, nghèo, địa vị hay sắc tộc… tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại cộng đồng của một số người nghèo; XĐGN có vai trò đào tạo cho đội ngũ lao động nghèo trở thành LLLĐ có chuyên môn, tay nghề, kỹ năng lao động sản xuất bổ sung vào NLLĐ của mỗi quốc gia. XĐGN đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bộ phận dân cư nghèo, giải quyết việc làm tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo; góp phần khai thác và huy động toàn diện mọi tiềm năng, năng lực sản xuất ở người nghèo thuộc các giáo phái, các dân tộc. XĐGN đẩy lùi tập quán sản xuất lạc hậu, năng suất thấp của bộ phận dân cư nghèo, khuyến khích sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ tới bộ phận dân cư kém phát triển bảo đảm cho nền kinh tế phát triển trên diện rộng với chất lượng cao hơn nhằm thúc đẩy việc phát triển KT-XH được nhanh và bền vững.
Ở Việt Nam, XĐGN được quán triệt trong các chủ trương, đường lối của đảng trên cơ sở những luận điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi đói nghèo là một trong 3 thứ giặc (giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm) nên Người đã chỉ đạo “phải làm cho mọi người ai cũng được ăn no, mặc ấm, ai cũng được học hành”. Năm 1946 Việt Nam đã từng có công cuộc “chống giặc đói”, sang giai đoạn vừa qua XĐGN đã được toàn xã hội quan tâm giải quyết, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo và khuyến khích làm giàu. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, XĐGN là một trong những thành công lớn nhất trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam. Tháng 9 năm 2000, Việt Nam là một trong 189 quốc gia thành viên Liên hiệp quốc chính thức ký cam kết thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ (một sự kiện nổi bật trong 60 năm hoạt động của Liên hiệp quốc) với 8 mục tiêu, trong ñó mục tiên đầu tiên là “Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói”. Năm 2002, Chính phủ Việt Nam ban hành “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo”. đặc biệt là đã cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, DA đã phân bổ việc XĐGN đến từng huyện, từng xã, từng hộ dân.
Công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam tuy đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, song kết quả giảm nghèo lại thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ cận nghèo còn lớn, đặc biệt có những hộ lại rơi xuống dưới ngưỡng nghèo do tác động thiên tai, bão lũ, tăng giá, dịch bệnh,… giai đoạn không có những giải pháp hỗ trợ kịp thời thì nguy cơ tái nghèo cao. “Sự nghiệp giảm nghèo được đặt trước giai đoạn phát triển mới mà ở đó mục tiêu GNBV là một thành tố liên hệ mật thiết với định hướng chiến lược đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [55]. Giảm đói nghèo cũng là thể hiện mạnh mẽ cam kết của đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu tại Tuyên bố Thiên niên kỷ. Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu XĐGN. Mỗi giai đoạn có nội dung, giải pháp khác nhau nhưng giai đoạn hướng tới mục tiêu chung là nâng cao mức sống của người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.
Để lại một bình luận