Đối với một doanh nghiệp để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp có rất nhiều cách huy động các nguồn vốn khác nhau. Vậy huy động vốn là gì? Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp ra sao? Để có câu trả lời hãy cùng Tải Luận Văn theo dõi bài viết sau nhé.
Xem thêm:
– Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Những điều bạn nên lưu ý
– Lãi suất kép là gì? Ý nghĩa và công thức tính lãi suất kép
1. Khái niệm huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động của các pháp nhân thương mại nhằm tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Nguồn vốn huy động là các giá trị tiền tệ được ngân hàng huy động thông qua những tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua các quá trình thực hiện về nghiệp vụ tín dụng, thanh toán hoặc các nghiệp vụ kinh doanh khác… Vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn trong ngân hàng thương mại và nó giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng.
2. Phân loại nguồn vốn
Dựa vào nguồn gốc hình thành nên tài sản, nguồn vốn được phân ra thành 2 loại khác nhau đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn ban đầu được các chủ doanh nghiệp bỏ ra nhằm phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp hoặc nó là lợi nhuận thu được thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với vốn chủ sở hữu sẽ có đặc điểm nổi bật là nguồn vốn sử dụng dài hạn và không cần cam kết thanh toán.
Nợ phải trả
Là nguồn vốn mà doanh nghiệp phát sinh bởi một số giao dịch hay sự kiện đã qua và doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ thanh toán bằng chính nguồn lực của mình.
Nguồn vốn này có đặc điểm là nguồn vốn sử dụng có thời hạn, đồng thời cần phải kèm theo một số ràng buộc khác nhau như thế chấp, cần phải trả lãi…
3. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
Ngay nay các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp rất đa dạng giúp giải phóng được về nguồn tài chính trong nền kinh tế thị trường và thúc đầy sự hấp dẫn vốn đối với doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình thức huy động vốn phổ biến như:
3.1 Vốn góp ban đầu
Đây là một trong các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp được hình thành bởi các chủ sở hữu ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp. Nó sẽ quyết định tới tính chất và hình thức tạo vốn trong doanh nghiệp.
Nếu là công ty có chủ sở hữu là nhà nước thì vốn góp ban đầu là vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Nếu công ty tư nhân thì chủ doanh nghiệp cần phải có đủ một số lượng vốn pháp định cần thiết thì mới có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp là công ty cổ phần, vốn góp ban đầu là nguồn vốn do các cổ đông đóng góp.
Ưu điểm:
Ưu điểm của nguồn vốn này là doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng vốn và không phải chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Nhược điểm:
Tuy nhiên vốn góp ban đầu cũng có nhược điểm đó là vốn góp lhoong lớn. Trong doanh nghiệp, nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ lệ khoảng tầm 20 tới 30 % so với tổng số vốn của doanh nghiệp.
3.2 Huy động vốn từ lợi nhuận không chia
Lợi nhuận không chia được tính bằng một phần của lợi nhuận trong cách doanh nghiệp và nó được tích lũy lại để tái đầu tư. Một công ty sau khi đã để lại lợi nhuận trong năm và sử dụng cho việc tái đầu tư thì số lợi nhuận đó sẽ không dùng để chia lãi cổ phần. Các cổ đông sẽ không được cổ tức, tuy nhiên họ lại có quyền sở hữu nguồn vốn cổ phần tăng lên trong công ty.
Ưu điểm:
+ Giúp mang tới cơ hội kinh doanh tốt nhất và thu về lợi nhuận cao vào các năm tiếp theo.
+ Doanh nghiệp hoàn toàn chủ động được trong vấn đề tài chính.
Nhược điểm:
+ Có thể xảy ra một số mâu thuẫn về quyền lợi giữa những cổ đông so với các nhà quản lý.
+ Tính hấp dẫn của cổ phiếu sẽ bị giảm đi.
3.3 Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu
Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp từ phát hành cổ phiếu hiện được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay. Phát hành cổ phiếu được xem là một kênh quan trọng giúp huy động về nguồn vốn lâu dài cho doanh nghiệp với một quy mô lớn thông qua những mối liên hệ về thị trường chứng khoán.
Ưu điểm:
+ Hình thức này giúp cho doanh nghiệp thu được một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có một lượng vốn phù hợp để đối phó cho những dự án với quy mô lớn.
+ Doanh nghiệp không cần phải trả lại số tiền gốc và không bắt buộc phải trả lại cổ tức trong trường hợp làm ăn bị thua lỗ. Bởi cổ tức sẽ được chia thông qua lợi nhuận sau thuế.
+ Giúp mở rộng về quy mô kinh doanh và làm tăng sức cạnh tranh trong doanh nghiệp.
+ Bên cạnh đó huy động vốn từ phát hành cổ phiếu còn mang tới nhiều vai trò quan trọng đối với nhà nước. Nó giúp tăng thu ngân sách nhà nước, tạo động lực làm thị trường chứng khoán, thúc đẩy tiến bộ và nâng cao về hiệu quả của quá trình cổ phần doanh nghiệp nhà nước.
+ Ngoài ra còn có vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư khi giúp cho tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và thu lời từ hoạt động đầu tư chứng khoán.
Nhược điểm:
+ Nếu việc phát hành về cổ phiếu giảm sẽ làm giảm khả năng kiểm soát của các chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
+ Việc phát hành cổ phiếu phần lớn sẽ làm giảm giá cả cổ phiếu.
3.4 Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng
Vay vốn tín dụng hay ngân hàng là một trong các hình thức huy động của doanh nghiệp được doanh nghiệp truyền thống sử dụng phổ biến.
Quá trình hoạt động cũng như phát triển trong doanh nghiệp thường gắn liền với các dịch vụ về tài chính được các ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp, trong đó có việc ưng ứng về nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Ưu điểm:
Giúp doanh nghiệp huy động được một nguồn vốn lớn và nguồn vốn được sử dụng dài hạn hay ngắn hạn. Đồng thời giúp đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về vốn đối với các mục tiêu khác nhau.
Nhược điểm:
Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có báo cáo kế hoạch sử dụng nguồn vốn và phải được phía ngân hàng kiểm định. Phải có tài sản đảm bảo cho các khoản vay đó.
3.5 Huy động vốn bằng tín dụng thương mại
Hoạt động tín dụng thương mại là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn tín dụng thương mại sẽ được hình thành một cách tự nhiên dựa trên các mối quan hệ mua bán chịu, mua bán trả góp hoặc trả chậm.
Đối với một công ty, nguồn vốn tín dụng thương mại có thể chiếm tới 20 – 40% tổng nguồn vốn. Hiện nay có 3 loại tín dụng thương mại đó là:
+ Tín dụng xuất khẩu.
+ Tín dụng nhập khẩu.
+ Tín dụng cấp cho nhà mối giới cho người xuất và nhập khẩu.
Ưu điểm:
+ Nguồn vốn được sử dụng linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.
+ Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng được về các mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh bền vững và lâu dài.
+ Giúp chủ động hơn trong việc huy động vốn về thời gian và số lượng.
+ Huy động nguồn vốn một cách nhanh chóng.
+ Nguồn vốn không chịu sự giám sát bởi Ngân hàng.
Nhược điểm:
+ Số lượng mua chịu và khả năng của các nhà cung ứng bị hạn chế.
+ Các đối tượng vay mượn và không gian vay mượn cũng sẽ bị hạn chế.
+ Phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường.
+ Xuất hiện rủi ro nếu như thay đổi về nhà cung ứng.
+ Dễ gặp các rủi ro về dây chuyền.
3.6 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu
Ngoài cổ phiếu thì doanh nghiệp cũng có thể huy động vốn thông qua trái phiếu.
Ưu điểm:
Giúp tăng về nguồn vốn vay của doanh nghiệp nhưng không gây ra ảnh hưởng tới quyền quản trị của các cổ đông.
Nhược điểm:
Khi đáo hạn doanh nghiệp cần phải thanh toán đầy đủ theo quy định và cam kết trong hợp đồng với một mức lãi suất cố định.
4. Những điều cần lưu ý khi huy động vốn của doanh nghiệp
Trong quá trình sử dụng các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp cần phải chú ý một số điều sau:
+ Thứ nhất cần phải để ý tới lãi suất vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng và ngân hàng. Doanh nghiệp khi huy động vốn cần đọc thật kỹ về những điều khoản có liên quan tới việc trả lãi suất chậm trả.
+ Tiếp theo cần phải có sự tư vấn và trợ giúp từ phía các luật sư có kinh nghiệm và am hiểu đối với công cụ tài chính để giúp bạn phòng tránh được rủi ro có thể xảy ra.
Bài viết trên là một số thông tin có liên quan tới huy động vốn và các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp mà Tải Luận Văn muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua đây sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được hình thức huy động vốn phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận