Ở bài viết này, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung tổng quan về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, cách thức thực hiện và phân loại.
1. Khái niệm, đặc điểm mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Ở Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, hoạt động M&A (viết tắt của từ Tiếng anh Mergers and Acquisitions) được hiểu là hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp và được xem xét dưới nhiều góc độ: như một trong các hành v i tập trung kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh, như một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được điều chỉnh theo pháp luật về doanh nghiệp và như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp được điều chỉnh theo pháp luật về đầu tư.
Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đông thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” . Luật Cạnh tranh cũng nói đến hợp nhất doanh nghiệp – là việc “hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất”.
Theo cuốn “Cẩm nang mua bán và sáp nhập tại Việt Nam” của mạng M&A Network 2 đã đưa ra khái niệm có cách hiểu chung là:
M&A (viết tắt của từ Tiếng anh Mergers and Acquisitions có nghĩa là mua bán và sáp nhập) là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Trên thế giới, quan niệm phổ biến về M & A được hiểu bao gồm không chỉ sáp nhập, mua lại mà còn gom cả hợp nhất và giành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp.
Theo định nghĩa kỹ thuật của David L.Scott viết trong cuốn Wall Street Words: A n A to z Guide to Investment Terms for Today’s Investor (Hướng dẫn từ A-Z về các điều khoản đầu tư cho nhà đầu tư hiện nay) đưa ra như sau:
1) Sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty, trong đó có tài sản và trách nhiệm pháp lý của những công ty được công ty khác tiếp nhận.
2) Mua lại là quá trình mua lại tài sản như máy móc, một bộ phận hay thậm chí toàn bộ công ty.
Nếu chỉ hiểu bề nổi thì hai thuật ngữ này chỉ ra ràng, hai hay nhiều công ty với những người sở hữu khác nhau sẽ cùng hoạt động chung và có chung mục tiêu chiến lược tài chính. Tuy nhiên sự ảnh hưởng về chiến lược, tài chính hay văn hóa lại có thế khác nhau. Sáp nhập thường đề cập đến hai công ty kết hợp với nhau thành một trên vị thế ngang hàng (thông thường bằng cách trao đổi cổ phần). Còn mua bán thì sẽ có một công ty mua lại tài sản hoặc cổ phần người bán với hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chứng khoán của công ty mua hoặc tài sản khác có giá trị với công ty bán.
Qua tìm hiểu khái niệm M&A, có thế rút ra đặc điểm chung của M&A như sau:
– Đối tượng của thương vụ M&A nhàm đến là doanh nghiệp. Doanh nghiệp được coi là “hàng hóa” trong hoạt động M&A – một thực thể rất phức tạp.
– M&A không phải là hoạt động đầu tư theo nghĩa thông thường mà về bản chất đó là sự tối ưu hóa đầu tư. Chỉ có mua lại , giành quyền kiểm soát mới thực sự là bỏ vốn để tiến hành hoạt động đầu tư.
Nguyên tắc cơ bản M&A phải tạo ra giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được.
Hoạt động M&A không chỉ làm thay đổi tình trạng sở hữu một doanh nghiệp đối với cổ phần và tài sản mà còn làm thay đổi cả hoạt động quản trị, điều hành của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ thay đổi về quản trị còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp và thủ tục của các bên khi tiến hành thương vụ M&A
Các lĩnh vực thực hiện M&A nhiều nhất đều cùng chung đặc điểm phát triển nhanh, cạnh tranh lớn. Điều này giải thích tại sao ngày nay hoạt động M&A trong các ngành như truyền thông, công nghệ thông tin, tài chính, chứng khoán. dược phẩm, thông tấn lại tăng trưởng mạnh.
2. Phân biệt sáp nhập với mua bán
Mặc dù mua bán và sáp nhập thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là M&A nhưng hai thuật ngữ mua bán và sáp nhập vẫn có sự khác biệt về bản chất.
Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán doanh nghiệp. Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã thâu tóm bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.
Theo nghĩa đen, sáp nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang “. cổ phiếu của cà hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành. Trường hợp Daimler-Benz và Chrysler là một ví dễ về sáp nhập này: hai hãng sáp nhập vào một công ty mới (pháp nhân mới) ra đời mang tên DaimlerChrysler.
Tuy nhiên, trên thực tế, hình thức “Sáp nhập ngang” không diễn ra thường xuyên do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi sáp nhập. Thông thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng, hoạt động này là “Sáp nhập ngang” cho dù về bản chất là hoạt động mua bán.
Một thương vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi cả hai bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích chung. Nhưng khi bên bị mua không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ mua bán. Một thương vụ được coi là mua bán hay sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm nhau.
3. Cách thức thực hiện M&A
Cách thức thực hiện thâu tóm và hợp nhất công ty cũng rất đa dạng tùy thuộc vào mục tiêu, đặc điểm quản trị. cấu trúc sở hữu và ưu thế so sánh của các công ty liên quan trong từng trường hợp cụ thể. Có thể tổng hợp một số cách thức phổ biến thường được sử dụng sau: (1) chào thầu; (2) mua cổ phiếu của cổ đông bất mãn; (3) sáp nhập thân thiện; (4) Mua lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; (5) mua tài sản công ty…
(1) Chào thầu (tender offer): công ty hoặc cá nhân hoặc một nhóm nhà đầu tư có ý định mua đứt (buyout) toàn bộ công ty mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty đó bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường rất nhiều (premium price). Giá chào thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý công ty của mình. Ví dụ như công ty X đưa ra mức giá 65.000 VNĐ/cổ phần của công ty Y trong khi giá của cổ phiếu đó trên thị trường chỉ là 55.000 VNĐ . Nê u công ty X có 70 triệu cổ phần thì có nghĩa công ty X đã trả 4550 tỷ VNĐ (so với thị giá 3850 tỷ VNĐ – chênh lệch 700 tỷ VNĐ ) để mua lại toàn bộ công ty Y. Nếu cổ đông của công ty Y thấy mức giá đó hấp dẫn, theo luật pháp của nhiều nước, họ phải tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông và tại đó quyết định bán toàn bộ cổ phần của mình cho công ty X để nhận một lượng giá trị tiền mặt tương ứng. Công ty X sau khi nắm giữ sở hữu, có thể cơ cấu lại công ty Y và bán dần cổ phần của công ty này lại cho công chúng.
Hình thức đặt giá chào thầu này thường được áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh. Công ty bị mua thường là công ty yếu hơn. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp một công ty nhỏ lại mua được một đối thủ lớn, đó là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện được vụ thôn tính. Các công ty thực hiện thôn tính theo hình thức này thường huy động nguồn tiền mặt bằng cách: (a) sử dụng thặng dư vốn; (b) huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi ; (c) vay từ các tổ chức tín dụng. Điểm đáng chú ý trong thương vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty mục tiêu bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty thôn tinh và cổ đông của công ty mục tiêu.
(2) Mua lại cổ phần của các cổ đông bất mãn (Proxy fights)
Thường được sử dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch. Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình. Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó. Trước tiên, điêng qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông của công ty mục tiêu. Sau khi đã nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào Hội đồng quản trị mới. Cảnh giác với hình thức thôn tính này, ban quản trị của công ty bị sáp nhập có thể sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngay từ trong Điều lệ công ty. Bời vì mục đích cuối cùng của công ty thôn tính và các cổ đông bất mãn là thay đổi ban điều hành.
(3) Sáp nhập thân thiện (friendly mergers).
Đây là hình thức phổ biến trong các thương vụ mà cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng trong một vụ sáp nhập và những điểm tương đồng giữa hai công ty (về văn hóa tổ chức, hoặc thị phần, sản phẩm…), người điều hành sẽ xúc tiến để ban quản trị của hai công ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập. Có không ít trường hợp, chủ sở hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộc cạnh tranh tìm cách rút lui bằng cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lủn hơn để đề nghị được sáp nhập hòng lật ngược tình thế của công ty mình trên thị trường.
Ngoài các phương án chuyển nhượng cổ phiếu hay tài sản bằng tiền mặt hoặc kết hợp tiền mặt và nợ. các công ty thực hiện sáp nhập thân thiện còn có thể chọn phương thức hoán đổi cổ phiếu (stock swap) đê biên cổ đông của công ty này trở thành cổ đông của công ty kia và ngược lại. Đây là hình thức có thể được Công ty Kinh Đô Corp (KDC) của Việt Nam lựa chọn để sáp nhập Công ty North Kinh Đô (NKD). Ví dụ như thị giá cổ phiếu của KDC lúc đóng cửa ngày 04/07/07 là 233.000 VND/cổ phiếu (với khối lượng cổ phiếu lưu hành là 30 triệu), cổ phiếu NKD là 168.000 VND/cổ phiếu (với khối lượng 10 triệu cổ phiếu). Công ty KDC là công ty đóng vai trò chủ đạo, do đó cồ đông của NKD sẽ nhận cổ phiếu mới theo tỷ lệ 1,39 cổ phiếu cũ đổi 1 cổ phiếu mới (10 triệu cổ phiếu NKD = 7,19 triệu cổ phiếu mới). Như vậy, nếu tính ngày sáp nhập là 05/07/2007, khối lượng cổ phiếu của công ty mới là 37,19 triệu, với giá tham chiếu lúc mờ của thị trường là 233.000 VND/cổ phiếu. Tổng thị giá và số lượng cổ đông của công ty mới đúng bàng thị giá và số lượng cổ đông của hai công ty cũ cộng lại.
Một hình thức khá phổ biến trong thời gian gần đây là trao đổi cổ phần, để nắm giữ chéo sở hữu công ty của nhau. Thực chất, hình thức này mang tính liên minh hơn là sáp nhập. Đây là trường hợp Tập đoàn News Corp của nhà tỷ phú Murdoch đang cân nhắc bán lại mạng xã hội ảo MySpace để đổi lấy 25 % cổ phần của Yahoo (tương đương 12 tỷ USD). Nếu nhìn nhận MySpace như khoản tiền mặt News Corp trả cho Yahoo thì có thể coi đây là một vụ thâu tóm theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, xuất phát từ động cơ liên minh giữa hai hãng chia sẻ nhiều điểm chung về lợi ích, cơ sở khách hàng, vụ sáp nhập này có lợi cho cả hai bên. Yahoo sẽ được MySpace tiếp sức cho cuộc chiến với Google, đổi lại News Corp sẽ có chân trong ban quản trị của Yahoo
(4) Mua lại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Công ty có ý định thâu tóm sẽ giải ngân để gom dẩn cổ phiếu của công ty mục tiêu thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, hoặc mua lại của các cổ đông chiến lược hiện hữu. Phương án này đòi hỏi thời gian, đồng thời nếu để lộ ý đồ thôn tính, giá của cổ phiếu đó có thể tăng vọt trên thị trường. Ngược lại, cách thâu tóm này nếu được thực hiện dần dần và trôi chảy, công ty thâu tóm có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình một cách êm thấm, không gây xáo động cho đối phương của mình, trong khi chỉ cần trả một mức giá rẻ hơn so với hình thức chào thầu rất nhiều.
(5) Mua lại tài sản công ty
Công ty sáp nhập có thể đơn phương hoặc cùng công ty mục tiêu định giá tài sản của công ty đó (họ thường thuê một công ty tư vấn chuyên định giá tài sản độc lập). Sau đó các bên sẽ tiến hành thương thảo để đưa ra mức giá phù hợp (có thể cao hoặc thấp hơn). Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt và nợ. Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, bạn hàng, nhân sự, văn hóa tổ chức rất khó được định giá và được các bên thống nhất. Do đó, phương thức này thường chở áp dụng để tiếp quản lại các công ty nhỏ, mà thực chất là nhắm đến các cơ sở sản xuất, nhà xưởng máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống cửa hàng, đại lý đang thuộc sở hữu của công ty đó.
4. Phân loại M&A
Như đã phân tích, trên thực tế thuật ngữ “sáp nhập”, “mua lại” , “hợp nhất” hay các thuật ngữ liên quan khác vẫn được được sử dụng để thay thế cho nhau. Vì thế các loại hình M&A sau đây sử dụng thuật ngữ “sáp nhập” hoàn toàn bao gồm trường hợp là một cuộc “mua lại” .
Có ba loại hình M&A chính được xác định bởi những mục tiêu khác nhau tại giai đoạn khởi động giao dịch:
- Sáp nhập cùng ngành (sáp nhập theo chiều ngang): Diễn ra đối với hai công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. Kết quả từ những vụ sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm thiểu chi phí cố định. tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Một khi mà hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau họ không những giảm bớt cho minh một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ khác còn lại. Ví dụ, cuộc sáp nhập giữa hai hãng khổng lồ trong ngành xe hơi – Chryler của Mỹ và Daimler, hãng sản xuất xe hơi và xe tải Mercedes của Đức – là một cuộc sáp nhập ngang.
- Sáp nhập dọc: Diễn ra với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, ví dụ giữa một công ty với khách hàng hoặc nhà cung cấp của công ty đó. Sáp nhập dọc được chia làm hai nhóm: (a) sáp nhập tiến (forward) khi một công ty mua lại khách hàng của mình, công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán hàng quần áo là một ví dụ; (b) sáp nhập lùi (backxvard) khi một công ty mua lại nhà cung cấp. Sáp nhập dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phi trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.
- Sáp nhập kết hợp: là cuộc sáp nhập giữa các công ty hoạt động trên lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Các công ty này không phải là đối thủ của nhau, và họ không có mối quan hệ mua bán nào (ví dụ, năm 1985, Philip Morris, một công ty sản xuất thuốc lá, đã mua lại General Foods, một hãng chuyên về đồ ăn). Không có sự giải thích hợp lý về mặt chiến lược nào cho các cuộc sáp nhập kết hợp kiểu này. Ví dụ đưa ra ở trên, lý do hãng này muốn chuyển hướng ra khỏi ngành thuốc lá là nhằm tiết kiệm chi phí và tránh nhiều kiện tụng. Kiểu sáp nhập này khá thịnh hành trước đây, nhưng hiện nó không còn nhận được sự tán thành từ phía các cổ đông và thị trường tài chính nữa. Tuy vậy các cuộc sáp nhập kết hợp vẫn có thể mang lại giá trị lớn nếu doanh nghiệp áp dụng một cách sáng tạo.
Các giao dịch có thể mang tính chất bổ sung hoặc phụ trợ. Một cuộc mua lại mang tính chất bổ sung sẽ giúp bên mua bù khuyết cho một vài điểm yếu của mình. Ví dụ bên mua có thế mạnh sản xuất nhưng lại yếu về marketing hoặc bán hàng. Một giao dịch khác sẽ mang tính chất phụ trợ khi bên bán có thể giúp củng cố một điểm mạnh vốn có của bên mua.
Trả lời