Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn nội dung cơ sở lý luận và pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
1. Những vấn đề lý luận về dịch vụ môi trường và phát triển môi trường
1.1. Khái niệm về dịch vụ môi trường
Hiện tại, trong phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ môi trường nằm trong số 12 lĩnh vực thuộc Danh mục phân ngành dịch vụ (W120) [92]. Tuy nhiên, WTO c ng chưa đưa ra được định nghĩa chính xác về từng ngành dịch vụ cho nên nhiều cam kết trong khuôn khổ WTO được thực hiện dựa trên sự phân loại và định nghĩa của Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm của Liên Hợp Quốc (CPC). Mỗi ngành dịch vụ trong WTO đều tương ứng với một mã CPC nhất định. Mỗi mã CPC về một ngành dịch vụ lại được chia thành các mã CPC chi tiết hơn, với định nghĩa khá đầy đủ về dịch vụ. Theo CPC có 12 loại hình dịch vụ khác nhau, được gọi là các ngành dịch vụ. Các ngành dịch vụ này được phân chia thành 160 phân ngành dịch vụ hoặc các hoạt động dịch vụ riêng lẻ (Số các hoạt động dịch vụ nằm trong các cam kết của GATS ít hơn một chút) [127]. Trong đó, 12 ngành dịch vụ bao gồm: Dịch vụ kinh doanh (gồm cả chuyên ngành và máy tính); Dịch vụ truyền thông; Dịch vụ xây dựng và thiết kế có liên quan; Dịch vụ phân phối; Dịch vụ giáo dục; Dịch vụ môi trường; Dịch vụ tài chính (gồm cả bảo hiểm và ngân hàng); Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội; Dịch vụ du lịch và dịch vụ có liên quan; Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao; Dịch vụ giao thông và Dịch vụ không thuộc các dịch vụ nói trên.
Như vậy, dịch vụ môi trường được xem là một trong 12 ngành dịch vụ theo sự phân loại của CPC. Các ngành dịch vụ này lại được phân chia thành các phân ngành dịch vụ. Ví dụ, dịch vụ du lịch được chia thành các phân ngành như khách sạn và nhà hàng, công ty du lịch và điều hành du lịch, và dịch vụ du lịch.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đưa ra một khái niệm rộng hơn, đó là ―ngành môi trường‖. ―Ngành môi trường‖ bao gồm tất cả các loại hình hoạt động để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ bắt đầu từ các thiết bị nguồn, các công nghệ làm sạch và kiểm soát ô nhiễm, tới các dịch vụ kỹ thuật và tái chế [16]. Khái niệm này bao gồm cả hàng hóa môi trường và dịch vụ môi trường.
Định nghĩa của OECD về DVMT như sau: ―dịch vụ môi trường là nh ng dịch vụ được cung cấp nhằm quản lý, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu hoặc khắc phục nh ng thiệt hại về môi trường nước, không khí, đất, cũng như giải quyết nh ng vấn đề liên quan đến chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái‖ [116, p.131]. Theo khái niệm này, DVMT sẽ bao gồm: (i) việc quản lý ô nhiễm hoặc xây dựng, lắp đặt thiết bị để quản lý nhiễm, (ii) cung cấp công nghệ và sản phẩm sạch hơn và (iii) cung cấp các công nghệ và sản phẩm nhằm giảm bớt những rủi ro môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và việc sử dụng các nguồn lực.
Xem thêm: Dịch vụ cung cấp tài liệu làm luận văn theo yêu cầu |
Một số thành viên WTO cũng đề xuất định nghĩa về DVMT của riêng mình. Chẳng hạn, Hoa Kỳ định nghĩa DVMT là các hoạt động dịch vụ tạo ra doanh thu, liên quan đến việc tuân thủ các quy định về môi trường, đánh giá môi trường, phân tích môi trường, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, phục hồi môi trường, cung cấp các tài nguyên môi trường như nước, vật liệu có thể tái sinh, và năng lượng; và các hoạt động cải thiện hiệu quả năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững [130].
Cộng đồng Châu Âu đề xuất mở rộng phạm vi DVMT, bao gồm toàn bộ vòng đời sử dụng nước (water cycle) và bảo vệ bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Cách định nghĩa này hiện nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Canada và Nhật Bản [16].
Ngoài ra, Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) mô tả DVMT bao hàm 4 nhóm chính: (1) dịch vụ hạ tầng môi trường (cốt lõi), gồm quản lý nước và quản lý chất thải; (2) các dịch vụ như thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành; (3) phục hồi gồm làm sạch địa điểm, phản ứng khẩn cấp đối với các sự cố, phục hồi, đánh giá; và (4) dịch vụ hỗ trợ môi trường gồm phân tích, giám sát, luật pháp, tham vấn, kiểm toán, nghiên cứu và phát triển (R&D) [126].
Như vậy, khái niệm về DVMT của WTO dựa trên quan điểm tự do hoá thương mại, cho nên nó không bao gồm tất cả các loại hình dịch vụ có thể mang lại lợi ích môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khái niệm về DVMT của WTO là khái niệm phù hợp hơn.
Hiện nay, Việt Nam c ng chưa đưa ra được khái niệm thống nhất về DVMT. Tuy nhiên, theo khoản 14 Điều 3 của Luật BVMT năm 2014 thì DVMT được hiểu thông qua khái niệm về ngành công nghiệp môi trường như sau: ―Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường‖. Như vậy, theo Luật BVMT năm 2014 thì DVMT được xem là một trong hai nội dung quan trọng của ngành công nghiệp môi trường (bao gồm cả hàng hóa môi trường). Nhưng các sản phẩm công nghiệp môi trường hiện nay c ng chưa có mã ngành kinh tế và mã ngành sản phẩm. Theo Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam thì có thể thấy một số nhóm sản phẩm liên quan đến DVMT đã được xếp trong nhóm ngành E gồm:
E37: Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải;
E38: Dịch vụ thu gom, xử lý, thải bỏ và tái chế rác thải;
E39: Dịch vụ xử lý ô nhiễm và các dịch vụ quản lý chất thải [80].
Từ định nghĩa về DVMT của OECD và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về phát triển DVMT ở Việt Nam trong thời gian qua, Nghiên cứu sinh cho rằng: dịch vụ môi trường có thể được hiểu một cách chung nhất là hoạt động cung cấp các dịch vụ về bảo vệ môi trường. Hay nói các khác, dịch vụ môi trường là nh ng dịch vụ được cung cấp nhằm gi gìn, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu, khắc phục hoặc xử lý các tác động xấu đến môi trường, qua đó bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.
1.2. Phân loại dịch vụ môi trường
Hiện nay trên thế giới, việc phân loại dịch vụ môi trường chủ yếu theo 2 quan điểm sau đây:
Theo cách phân loại của WTO, các dịch vụ môi trường trong GATS bao gồm 4 phân ngành [130]:
Các dịch vụ về nước thải (CPC 9401): là các dịch vụ xử lý nước thải chủ yếu nhằm đẩy nhanh vòng tuần hoàn tự nhiên của nước bị ô nhiễm đến một mức độ chấp nhận được để có thể đưa trở lại môi trường. Dịch vụ này không bao gồm việc thu gom, làm sạch và phân phối nước, không bao gồm việc xây dựng, sửa chữa và điều chỉnh các loại cống thoát…;
Các dịch vụ về rác thải (CPC 9402): hay còn gọi là dịch vụ chất thải rắn, bao gồm các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải rắn từ các hộ, các cơ quan, các cơ sở kinh doanh hay các nhà máy sản xuất, các dịch vụ làm giảm chất thải. Dịch vụ này không bao gồm việc buôn bán các loại chất thải và phế liệu hoặc các hoạt động nghiên cứu phát triển có liên quan;
Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự (CPC 9403), bao gồm các dịch vụ quét dọn ngoài trời, làm sạch băng và tuyết, không bao gồm việc làm sạch các toà nhà hoặc kiểm soát sâu bệnh trong nông nghiệp;
Các DVMT khác (CPC 9404), bao gồm dịch vụ làm sạch không khí bị ô nhiễm, dịch vụ hạn chế tiếng ồn, dịch vụ bảo vệ thiên nhiên và cảnh quan môi trường.
Cách phân loại của OECD và EU: dựa trên quan điểm lợi ích môi trường thay vì 4 phân ngành dịch vụ môi trường hiện tại theo phân loại CPC. Theo đó, DVMT sẽ dựa trên danh mục mới gồm 7 phân ngành: Nước sinh hoạt và quản lý nước thải; Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; Bảo vệ khí quyển và khí hậu; Khôi phục và làm sạch đất, nước; Giảm độ rung và tiếng ồn; Bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường; Các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ môi trường khác [114].
Theo cách phân loại của OECD và EU, dịch vụ môi trường được đặt trong ngành công nghiệp môi trường có tính linh hoạt và gắn kết cao. Ngành công nghiệp môi trường bao gồm các hoạt động dịch vụ liên quan tới quản lý ô nhiễm, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho mục đích quản lý ô nhiễm, lắp đặt và vận hành các công nghệ và sản phẩm sạch hơn, các công nghệ và sản phẩm nhằm làm giảm rủi ro và giảm thiểu sự ô nhiễm c ng như lãng phí các nguồn lực. Trong đó, DVMT được xác định là những dịch vụ được cung cấp để quản lý, ngăn chặn, hạn chế, giảm thiểu hoặc khắc phục những thiệt hại môi trường xảy ra đối với đất, nước, không khí, cũng như những vấn đề liên quan tới chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái.
Phương pháp phân loại này khác hẳn với phương pháp phân loại của GATS (xem thêm phụ lục I). Cách phân loại DVMT của GATS tương đối hạn chế hơn, tập trung nhiều hơn vào những dịch vụ liên quan tới việc xử lý các hậu quả về môi trường (cách tiếp cận cuối đường ống, tiếng Anh được gọi là “end-of-pipe” approach) chứ không mở rộng ra các dịch vụ phòng ngừa ô nhiễm hay quản lý bền vững các nguồn lực. Đồng thời, phân loại của GATS c ng chỉ bao gồm các loại hình dịch vụ được cung cấp trong quá trình hoạt động của các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, nhưng không liên quan tới các dịch vụ như thiết kế, tư vấn thiết kế, nghiên cứu và phát triển, cũng như các dịch vụ tư vấn cần thiết để xây dựng và nâng cấp các trang thiết bị này. GATS c ng chỉ quan tâm tới các dịch vụ được cung cấp cho cộng đồng mà không quan tâm tới các DVMT được cung cấp trực tiếp cho các ngành môi trường.
Tại Việt Nam, theo số liệu được thống kê dựa trên phân ngành kinh tế quốc dân do Tổng cục Thống kê soạn thảo thì nền kinh tế Việt Nam được chia làm 3 lĩnh vực chính: (1) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) dịch vụ. Trong đó, bao gồm các ngành sau: thương nghiệp, sửa chữa phương tiện vận tải bộ và đồ dùng gia đình; khách sạn và nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính, tín dụng; hoạt động khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, v.v… Cách phân loại này của Tổng cục Thống kê tương ứng với phân ngành ISIC (phân ngành chuẩn quốc tế) chứ không phải CPC như của WTO áp dụng.
Tuy nhiên, trong quá trình gia nhập WTO, đoàn đàm phán Việt Nam đã sử dụng phân loại dịch vụ do Liên Hợp Quốc đưa ra để làm căn cứ xây dựng phương án đàm phán và để đảm bảo tính thống nhất giữa các nước thành viên [71].
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 150 của Luật BVMT năm 2014 và điểm a khoản 2 Mục I Điều 1 của Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 9 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường [90], có thể thấy một số loại hình dịch vụ môi trường điển hình sau đây được Nhà nước ưu tiên phát triển, gồm có: Dịch vụ tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; Dịch vụ quan trắc, phân tích môi trường, đánh giá tác động môi trường; Dịch vụ giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường; Dịch vụ thiết kế, chế tạo, xây dựng hệ thống xử lý chất thải; Dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; Dịch vụ khắc phục và cải tạo môi trường; Dịch vụ phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ môi trường; Dịch vụ kiểm toán môi trường.
1.3. Vai trò của dịch vụ môi trường
Thứ nhất, tác động tích cực nhất của các hoạt động DVMT mang lại đó là góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu BVMT quốc gia. Phát triển DVMT sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động như xử lý chất thải, các dịch vụ tư vấn môi trường… Trong thời gian gần đây, tự do hoá thương mại DVMT trong khuôn khổ đàm phán đa phương đã dành được tầm quan trọng chính trị và kinh tế tại phần lớn các quốc gia trên thế giới. Những lợi ích mà các DVMT mang lại nhằm giúp ngăn ngừa, cắt giảm hay khắc phục sự suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng được xem là quan trọng trong việc đảm bảo giải quyết các vấn đề môi trường một cách đúng đắn và những hiểm họa trong tương lai được ngăn ngừa và hạn chế.
Thứ hai, thiết lập cơ chế pháp lý để phát triển DVMT sẽ huy động ở mức cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác BVMT, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách vừa tạo nguồn thu tài chính đáng kể trong xã hội cho các hoạt động BVMT tiếp theo, đặc biệt là ở những nước mà ngành công nghiệp môi trường phát triển. Trong giai đoạn trước đây, phần lớn các DVMT đều do Nhà nước thực hiện với vai trò như một dịch vụ công. Đầu tư phát triển dịch vụ công về môi trường chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách hạn hẹp dẫn đến sự phát triển chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Ngày nay, với chủ trương xã hội hóa hoạt động BVMT trên cơ sở giảm dần vai trò của Nhà nước, từng bước chuyển các dịch vụ công về môi trường sang khu vực dịch vụ vận hành theo cơ chế thị trường, có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, việc phát triển DVMT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động các nguồn lực trong xã hội đầu tư cho BVMT.
Thứ ba, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với trào lưu tự do hoá thương mại hàng hoá và dịch vụ, mở cửa thị trường DVMT sẽ đem đến lợi ích cho tất cả các nước, không chỉ có các nước có nền kinh tế phát triển. Những nước có khả năng xuất khẩu các DVMT tốt hơn sẽ có khả năng tiếp cận tốt hơn thị trường của các nước thành viên WTO còn lại. Các nước tự do hoá nhập khẩu các dịch vụ môi trường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tiếp cận các công nghệ bảo vệ môi trường tốt và ít tốn kém. Đối với Việt Nam, một khi mở cửa chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn, c ng như các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến, hiện đại và ít tốn kém.
Thứ tư, hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu BVMT của các nước cung như ý thức của người tiêu dùng ngày càng tăng. Cụ thể hơn, DVMT có thể góp phần hỗ trợ một cách tích cực cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm của mình. Nhiều hàng hoá xuất khẩu quan trọng cần tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường của các nước nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm và thuỷ sản, sản phẩm nông nghiệp, hàng dệt may, giày dép, lâm sản, một vài sản phẩm công nghiệp và thủ công. Khi đã là thành viên WTO, Việt Nam cần tuân thủ các hiệp định WTO về vệ sinh an toàn kiểm dịch (SPS) và về hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT), những hiệp định này đưa ra các quy tắc về cách xây dựng và sử dụng các tiêu chuẩn như vậy. Bởi vậy, việc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có khả năng tiếp cận và sử dụng các DVMT giúp nâng cao khả năng kỹ thuật trong chế biến, vận chuyển và các công đoạn khác trong sản xuất xuất khẩu [16].
2. Những vấn đề lý luận về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường
2.1. Quan điểm về pháp luật dịch vụ môi trường và pháp luật phát triển dịch vụ môi trường
2.1.1. Quan điểm về pháp luật dịch vụ môi trường
Theo Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016 thì ―Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của Nhà nước‖ [94, tr.209].
Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. Do vậy mà pháp luật môi trường ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội phù hợp với ý chí của Nhà nước trong việc BVMT sống của con người. Theo quan điểm được ghi nhận trong giáo trình Luật Môi trường của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2016 thì Luật Môi trường được định nghĩa như sau: ―Luật Môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh gi a các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người‖ [93, tr.40]. Khái niệm về Luật Môi trường sẽ là nền tảng quan trọng cho việc hình thành khái niệm của các nhóm quan hệ pháp luật khác của Luật Môi trường.
Từ khái niệm về DVMT và khái niệm Luật Môi trường nêu trên, Nghiên cứu sinh cho rằng, pháp luật về DVMT là một phần của pháp luật môi trường và được hiểu như sau:―Pháp luật về dịch vụ môi trường bao gồm các nguyên tắc pháp lý, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh gi a các chủ thể trong quá trình cung cấp các dịch vụ nhằm gi gìn, phòng ngừa, hạn chế, ứng phó, khắc phục hoặc xử lý các tác động xấu đến môi trường, qua đó bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người‖.
Như vậy, quan hệ mà pháp luật về DVMT điều chỉnh gồm: (1) Nhóm quan hệ giữa Nhà nước với đơn vị cung cấp DVMT hoặc giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMT; (2) Nhóm quan hệ giữa đơn vị cung cấp DVMT với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMT với nhau. Trong đó, nhóm quan hệ thứ nhất mang tính chất của pháp luật hành chính thể hiện qua mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội trong việc thực hiện các nghĩa vụ về BVMT. Nhóm quan hệ này mang tính mệnh lệnh, kiểm soát là chủ yếu. Ví dụ như các quy định về cấp phép hoạt động DVMT, thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng DVMT…Nhóm quan hệ pháp luật thứ hai mang tính chất của pháp luật dân sự, thương mại, được thể hiện qua quan hệ ký kết, thỏa thuận hợp đồng giữa đơn vị cung cấp DVMT với tổ chức, cá nhân sử dụng DVMT với nhau, tùy thuộc vào tính chất của từng mối quan hệ mà có sự điều chỉnh phù hợp. Nhóm quan hệ này mang tính chất bình đẳng, tự do thỏa thuận, phù hợp với ý chí của các bên. Ví dụ quan hệ hợp đồng tư vấn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường; hợp đồng thu gom, xử lý chất thải…Như vậy có thể thấy, pháp luật về DVMT vừa thuộc lĩnh vực của luật công, vừa thuộc lĩnh vực của luật tư.
2.1.2. Quan điểm về pháp luật phát triển dịch vụ môi trường
Từ quan điểm về pháp luật DVMT và phát triển DVMT nêu trên, Nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm pháp luật về phát triển DVMT như sau: “Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường được quan niệm là một phần của pháp luật về dịch vụ môi trường, bao gồm các nguyên tắc pháp lý, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình Nhà nước thực hiện các biện pháp tác động nhằm tăng số lượng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ môi trường. Qua đó, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và tạo điều kiện để cho họ thực hiện tốt nghĩa vụ về bảo vệ môi trường‖.
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật về phát triển DVMT thuộc lĩnh vực của luật công và có nội hàm hẹp hơn pháp luật về DVMT.
Trong đó, các quan hệ mà pháp luật về phát triển DVMT điều chỉnh chủ yếu là quan hệ giữa một bên là cơ quan nhà nước với một bên là các đơn vị cung cấp DVMT phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Các quan hệ này chứa đựng những yếu tố của quan hệ pháp luật hành chính và có những đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính vì phát sinh từ chức năng quản lý nhà nước về BVMT. Nhất là các nhóm quan hệ về cấp phép hoạt động DVMT, nhóm quan hệ về kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị cung cấp DVMT vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động, bảo đảm chất lượng DVMT; nhóm quan hệ về ưu đãi, hỗ trợ về thuế, đất đai, tài chính … Chính vì thế mà có quan điểm cho rằng, pháp luật về phát triển DVMT thuộc pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật về phát triển DVMT mang tính mệnh lệnh, kiểm soát nhiều hơn.
Ngoài ra, pháp luật về phát triển DVMT còn điều chỉnh quan hệ giữa một bên là Nhà nước với một bên là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng DVMT, c ng phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Nhà nước với vai trò, chức năng quản lý xã hội của mình sẽ tác động đến ý thức, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong xã hội để họ chủ động thực hiện các nghĩa vụ về BVMT thông qua việc tự mình thực hiện hoặc thuê các đơn vị khác thực hiện dưới hình thức là DVMT. Qua đó kịp thời ngăn chặn và xử lý các tác động xấu đến môi trường. Ví dụ như quy định một số dự án đầu tư phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM); các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phải có trách nhiệm thu hồi, xử lý chất thải; quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường…
2.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường
2.2.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành
Quyền được sống trong môi trường trong lành là một quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong Tuyên bố về môi trường con người năm 1972 tại Stockhom, Thủy Điển và được củng cố trong Tuyên bố về môi trường và phát triển năm 1992 tại Rio de Janeiro, Braxin [50, tr.46]. Ở Việt Nam, quyền được sống trong môi trường trong lành được nhắc lần đầu tiên trong Lời nói đầu của Luật BVMT năm 1993 và được quy định tại Điều 43 của Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” [60]. Hiện nay, quyền được sống trong môi trường trong lành đã chính thức trở thành nguyên tắc của Luật BVMT năm 2014. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế – xã hội đi đôi với đó là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không được kiểm soát kịp thời, điều này dẫn đến quyền được sống trong môi trường trong lành của con người luôn có nguy cơ bị đe dọa bởi chính những hành vi có khả năng gây hại cho môi trường của con người. Do dó, nhu cầu cần Nhà nước can thiệp để BVMT là điều tất yếu nhằm thay đổi hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội theo hướng có lợi cho môi trường sống. Một trong những biện pháp BVMT mà Nhà nước sử dụng đó là ban hành pháp luật về BVTM nói chung, pháp luật về phát triển DVMT nói riêng.
2.2.2. Nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường. Phần lớn các quốc gia đã đưa nguyên tắc này vào trong hệ thống pháp luật của mình [93, tr.45]. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật BVMT năm 2014 của Việt Nam: ―Phát triển bền v ng là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường‖. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 c ng ghi nhận đây là một nguyên tắc của Luật BVMT: ―Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành‖ [63].
2.2.3. Nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế để phát triển dịch vụ môi trường
Nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế xuất phát từ một thực tế khách quan không thể phủ nhận đó là, lợi ích là động lực để thúc đẩy con người tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Bởi lẽ, mỗi một con người hay xã hội muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu của họ phải được đáp ứng. Mà lợi ích và nhu cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lợi ích bắt nguồn từ nhu cầu và là cái để đáp ứng nhu cầu. Trong hệ thống lợi ích của con người nói chung bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, tư tưởng, văn hoá – xã hội thì lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất vì nó gắn liền với nhu cầu vật chất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất – là nhu cầu cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội và khi đời sống vật chất của con người được đảm bảo thì đời sống tinh thần c ng mới được nâng cao. Chính vì thế, lợi ích kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất, là cơ sở, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi con người nói riêng, c ng như xã hội nói chung. Vì vậy, có thể khẳng định rằng mọi nguyên nhân suy cho cùng đều là động lực kinh tế và chính lợi ích kinh tế giữ vai trò động lực cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội [46].
2.2.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền
Một trong những nguyên tắc quan trọng được áp dụng trong lĩnh vực quản lý môi trường nói chung và DVMT nói riêng, đó là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Pays Principle – PPP) do OECD soạn thảo năm 1972. Nguyên tắc này ra đời dựa trên cơ sở xem môi trường là một loại hàng hoá hay dịch vụ. Nguyên lý căn bản của PPP là việc yêu cầu giá cả của một hàng hoá hay dịch vụ phải được thể hiện đầy đủ trong tổng chi phí sản xuất ra, bao gồm các chi phí của tất cả các loại tài nguyên thiên nhiên được sử dụng c ng như giá trị tiêu hao của các thành phần môi trường [46]. Nguyên tắc PPP yêu cầu những ai tác động vào môi trường phải trả tiền cho hành vi khai thác các thành phần môi trường, đó chính là “cái giá” mà một chủ thể phải bỏ ra để mua loại hàng hoá và dịch vụ môi trường vào phục vụ nhu cầu của mình. Nguyên tắc này ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới vì tính hiệu quả của nó trong công tác BVMT.
2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường
Hiện nay, trên thế giới chưa có khái niệm chung và thống nhất về DVMT c ng như phân loại DVMT. Do đó, nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển DVMT c ng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án, Nghiên cứu sinh đã dựa trên khái niệm và phân loại DVMT của OECD và WTO, c ng như từ thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam để đưa ra quan điểm riêng về pháp luật phát triển DVMT. Trên cơ sở khái niệm và nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về phát triển DVMT đã được nêu ở trên. Nghiên cứu sinh cho rằng, nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển DVMT bao gồm 4 nhóm vấn đề chính sau đây:
Nhóm 1, các quy định pháp luật về chính sách bảo vệ môi trường liên quan đến phát triển dịch vụ môi trường
Nội dung của pháp luật về chính sách BVMT nói chung liên quan đến phát triển DVMT dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững, theo đó bao gồm những quy định sau:
Thứ nhất, những quy định pháp luật về BVMT mà thông qua đó Nhà nước tác động trực tiếp hay gián tiếp đến ý thức, trách nhiệm BVMT của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội để họ tự giác hoặc bắt buộc phải tuân theo pháp luật về BVMT, thông qua việc sử dụng các loại hình DVMT như là một giải pháp để đáp ứng các yêu cầu về BVMT. Có thể kể đến một số quy định pháp luật như: quy định về một số đối tượng bắt buộc phải thực hiện ĐTM, ĐMC; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm phải tự mình hoặc thuê tổ chức khác thực hiện tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải; quy định các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình QTMT; quy định về các đối tượng phải có hệ thống xử lý nước thải; các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường… Đây chính là biện pháp kích cầu thị trường DVMT phát triển.
Thứ hai, những chính sách pháp luật về BVMT mà thông qua đó Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế trong xã hội thành lập các đơn vị cung cấp DVMT nhằm tăng nguồn cung cho thị trường, đồng thời qua đó giải quyết được các vấn đề môi trường. Đó là những quy định pháp luật về chính sách xã hội hóa hoạt động BVMT; chính sách thành lập một số tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước đủ mạnh để giải quyết những vấn đề môi trường lớn, bức xúc; chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực môi trường ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; chính sách người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; chính sách người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho BVMT; chính sách ưu tiên phát triển ngành công nghiệp môi trường; chính sách phát triển khoa học công nghệ về môi trường; chính sách mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài về BVMT, đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các cam kết quốc tế về BVMT… Đây chính là biện pháp kích cung cho thị trường DVMT phát triển.
Nhóm 2, các quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ phát triển DVMT
Bao gồm những quy định pháp luật mà Nhà nước ban hành để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thành lập các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp DVMT hoạt động và phát triển. Qua đó nhằm tăng số lượng cung cho thị trường DVMT, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sử dụng DVMT của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nội dung pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ phát triển DVMT dựa trên nguyên tắc kích thích lợi ích kinh tế, trong đó bao gồm các quy định sau:
Thứ nhất, quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ cơ sở hạ tầng và đất đai Thứ hai, quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ vốn và thuế
Thứ ba, quy định pháp luật về hỗ trợ giá và tiêu thụ sản phẩm Thứ tư, quy định pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ khác
Nhóm 3, các quy định pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ môi trường
Đây là những quy định pháp luật mang tính chất quản lý hành chính nhà nước, trong đó các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý như cấp phép, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị cung cấp DVMT nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về điều kiện hoạt động cũng như không đảm bảo chất lượng của DVMT. Nội dung pháp luật về quản lý chất lượng DVMT dựa trên nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững, trong đó bao gồm các quy định sau:
Thứ nhất, quy định pháp luật về điều kiện hoạt động đối với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ môi trường.
Thứ hai, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các lĩnh vực dịch vụ môi trường.
Thứ ba, hệ thống quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật đối với các lĩnh vực dịch vụ môi trường.
Thứ tư, quy định pháp luật về chế tài xử lý đối với tổ chức và cá nhân cung cấp DVTM vi phạm các quy định về điều kiện hoạt động, bảo đảm chất lượng DVMT.
Nhóm 4, các quy định pháp luật về giá dịch vụ môi trường
Trong nền kinh tế thị trường, để một ngành dịch vụ nào đó phát triển thì điều quan trọng tiên quyết đó chính là giá dịch vụ. Giá phải phù hợp với chất lượng c ng như nhu cầu của thị trường. Do đó, những quy định pháp luật về giá DVMT sẽ tạo động lực cho thị trường DVMT phát triển, thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực DVMT, đồng thời nhằm hướng tới việc áp dụng đầy đủ giá DVMT theo nguyên tắc thị trường, trong đó, người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường phải có nghĩa vụ đầu tư trở lại cho BVMT. Qua đó, từng bước xóa bỏ bao cấp của Nhà nước qua giá, phí đối với các DVMT công ích; bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị cung cấp DVMT. Theo đó, nội dung pháp luật về giá DVMT bao gồm các quy định sau:
Thứ nhất, quy định pháp luật về nguyên tắc và phương pháp định giá DVMT; Thứ hai, quy định pháp luật về trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ môi trường.
2.4. Yêu cầu đối với điều chỉnh pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường
2.4.1. Tính rõ ràng, công khai
Các quy phạm pháp luật về phát triển DVMT đòi hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận không chỉ đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà còn đối với cả các cơ quan thi hành pháp luật. Nhất là đối với nhóm các quy định về ưu đãi, hỗ trợ về thuế, tín dụng, đất đai, cơ sở hạ tầng phải được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, đối với những loại hình DVMT cần thiết Nhà nước phải can thiệp để đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước thì trong các văn bản quy phạm pháp luật càng phải quy định cụ thể, rõ ràng về đối tượng, điều kiện c ng như thời gian, mức cụ thể được hỗ trợ, ưu đãi và cơ chế được nhận ưu đãi, hỗ trợ đó từ phía Nhà nước, đồng thời phải được niêm yết công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội có thể tiếp cận được.
2.4.2. Tính xã hội hóa các loại hình dịch vụ môi trường
Xã hội hoá các loại hình DVMT là huy động ở mức cao nhất sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển DVMT, xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính, hình sự và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các cơ sở Nhà nước và tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT. Tuy nhiên hiện nay, mức độ xã hội hoá DVMT ở Việt Nam còn thấp. Phần lớn các loại hình DVMT đều do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng và tham gia thực hiện là chủ yếu. Vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật còn nhiều hạn chế. Như vậy, gánh nặng đối với ngân sách nhà nước là vẫn rất lớn. Muốn giảm bớt gánh nặng này, cần đẩy nhanh tiến độ xã hội hoá DVMT. Để làm được điều này, pháp luật về phát triển DVMT phải bảo đảm tính xã hội hóa các loại hình DVMT.
2.4.3. Tính phù hợp với quy luật kinh tế thị trường
Xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực môi trường nói chung, DVMT nói riêng đã buộc các nước đang phát triển phải mở cửa đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài để tranh thủ kinh nghiệm, thu hút nguồn vốn ngoại tệ và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Do đó, để phát triển DVMT phù hợp với xu thế chung của thế giới, các nước phải tiến hành sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT theo hướng mở, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để làm được điều này, trước tiên, phát triển DVMT phải đảm bảo nguyên tắc chung của ngành dịch vụ đó là không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong nước hay nước ngoài, giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Đảm bảo môi trường tự do kinh doanh, minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Hay nói cách khác, các Chính phủ phải đảm bảo quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực dịch vụ liên quan đến quốc phòng, an ninh hay giải quyết các vấn đề môi trường lớn cần có sự tham gia, hỗ trợ của Nhà nước thì cần có những quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật riêng. Điều này được thể hiện trong chính sách, pháp luật của mỗi quốc gia và có định hướng phát triển DVMT theo hướng riêng phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của nước đó trong từng thời kỳ phát triển.
2.4.4. Tính hội nhập, hợp tác quốc tế trong phát triển dịch vụ môi trường
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng thì việc mở cửa thị trường ngành DMVT trở thành một trong những nội dung quan trọng trong các đàm phán thương mại song phương và đa phương, c ng như các khuôn khổ hợp tác quốc tế khác. Một trong những điều ước quốc tế có liên quan nhất đến phát triển DVMT là các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết giữa các thành viên nhằm mở cửa một số loại hình dịch vụ trong đó có DVMT. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Đây được xem là một ngành kinh tế mới không chỉ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, mà quan trọng hơn là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên. Trong khi doanh nghiệp các nước đang phát triển gặp phải những thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong xuất khẩu sang thị trường của các nước phát triển thì việc mở cửa thị trường DVMT sẽ tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này tại thị trường trong nước và đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp các nước đang phát triển tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ môi trường tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để giải quyết các vấn đề môi trường với chi phí thấp hơn. Vì vậy, pháp luật về phát triển DVMT các nước đang phát triển phải đảm bảo được các yêu cầu, quy định trong các cam kết quốc tế có liên quan đến DVMT. Để thực thi các cam kết này, đòi hỏi các nước phải tiến hành nội luật hóa các cam kết này trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển DVMT, đồng thời phải xây dựng pháp luật theo xu hướng phát triển chung của thế giới về DVMT.
Để lại một bình luận