Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn những khái niệm và đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp một cách chi tiết nhất.
1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Theo Georges de saite marie, chuyên gia người Pháp về các doanh nghiệp vừa và nhỏ: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp.”
Một định nghĩa khác của Akihiko Urata, chuyên viên lánh tế công ty TNHH dịch vụ phát triển Nhật Bản cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu như nét đặc trưng của giá trị văn hóa, hành vi ứng xử dựa trên một mục tiêu nào đó mà các thành viên cùng chia sẻ và giữ gìn. Nó có thể được coi như những tiêu chuẩn và cách ứng xử phổ biến của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, định nghĩa văn hóa doanh nghiệp được chấp nhận và phổ biến rộng rãi nhất là định nghĩa của Edgar Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh.”
Các quan niệm trên đều đề cập tới các nhân tố tinh thần của văn hóa doanh nghiệp như: nghi thức, huyền thoại, quan điểm triết học, đạo đức, quan niệm chung… Nhưng chưa đề cập tới nhân tố vật chất – một nhân tố hết sức quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Do vậy, trong cuốn sách “Bài giảng văn hóa kinh doanh”, PGS.TS Dương Thị Liễu đã đưa ra một định nghĩa khái quát về văn hóa doanh nghiệp như sau:
“Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.”
Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành từ 4 nhân tố: Triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân và các hình thức văn hóa khấc. Dưới đây là các định nghĩa về 4 nhân tố này cũng được PGS.TS Dương Thị Liễu rút ra và trình bày trong cuốn “Bài giảng văn hóa kinh doanh”.
Triết lý kinh doanh
“Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.”
Đạo đức kinh doanh
“Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, huống dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.”
Văn hóa doanh nhân
“Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.”
Các hình thức văn hóa khác
“Các hình thức văn hóa khác bao gồm những giá trị của văn hóa kinh doanh được thể hiện bằng tất cả những giá trị trực quan hay phi trực quan điển hình.”
2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
2.1. Mang đặc điểm chung của văn hóa
Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoa, do đó văn hóa doanh nghiệp mang những đặc trưng của văn hóa nói chung. Vãn hoa có những nét đặc trưng tiêu biểu sau:
Trước hết, văn hóa là sản phẩm của hoạt động lao động, sáng tạo của loài người, nó mang tính cộng động. Kể từ người vượn – tổ tiên của loài người xuất hiện, phải mất hàng triệu năm, người vượn mới có thể tiến hóa thành người trí tuệ. Đánh dấu bước phát triển này là việc con người chế tạo ra công cụ lao động. Văn hóa, văn minh cũng ra đời từ đó – khoảng thời gian cuối thời Đồ đá cũ, đựu thời Đồ đá mới. Như vậy, văn hóa gắn liền với hoạt động lao động sáng tạo của loài người. Tuy nhiên, văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải có sự tác động qua lại, củng cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa là sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng mà mọi người đều tuân theo một cách tự nhiên, không cần phải ép buộc. Nếu một người nào đó làm khác đi sẽ bị cả cộng đồng lên án.
Thứ hai, vãn hoa mang tính dân tộc. Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của loài người. Nhưng loài người chưa phát triển đến mức các giá trị văn hóa của tất cả các địa phương, khu vực có điều kiện giao thoa thành một nền văn hóa chung của nhân loại. Do vậy, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng có nền văn hóa riêng mang bản sắc của dân tộc mình. Sự khác nhau giữa những nền văn hóa đó xuất phát từ chênh lệch về trình độ sản xuất, khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội… giữa các quốc gia.
Văn hoa cũng mang tính tập quán vì văn hóa quy định những hành vi có thể hoặc không thể chấp nhận trong một xã hội cụ thể. Văn hoa được sự chia sẻ chung của các thành viên trong cùng một cộng đồng. Chính sự thừa nhận đó nhiều khi khiến một số tập quán tồn tại từ đời này sang đời khác cho dù nó phản khoa học hay đạo đức. Có thể thấy rõ điều này qua việc tại một số địa phương ở Trung Quốc người ta vẫn duy trì tục lệ bó chân con gái hay ngay như tập quán “cà răng căng tai” của một số dân tộc thiểu số Việt Nam.
Không những vậy, văn hóa còn có tính kế thừa từ đời này sang đời khác và không ngừng được bổ sung làm mới. Qua chiều dài lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau, mỗi thế hệ lại tự cộng thêm những giá trị đặc trưng riêng của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Thời gian qua đi cái mới được thêm vào, cái cũ có thể bị loại trừ, chính vì vậy văn hoa không bao giờ là một đối tượng tĩnh, nó luôn vận động và biến đổi. Nếu xem xét văn minh nhân loại nói chung, có thể thấy văn hóa luôn có tính kế thừa và thay đổi liên tục. Xét theo lịch đại, nhân loại đã chứng kiến ba nền văn hóa: Văn hóa, văn minh cổ đại; văn hóa, văn minh Phục hưng và văn hóa, văn minh Hiện đại. Đồng thời, ở tầm vi mô, văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia cũng không ngừng biến đổi.
Văn hóa không chỉ kế thừa từ đòi này sang đời khác, nó còn phải do học mới có. Con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi mình sinh ra lớn lên, có thể học hỏi tiếp thu văn hóa từ những nơi khác, những nền văn hóa khác. Qua đây có thể khẳng định văn hóa có thể học hỏi được.
Một đặc trưng nữa của văn hóa đó là văn hóa vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan. Tính chủ quan của văn hóa thể hiện ở chỗ con người ỗ những nền văn hóa khác nhau có cách đánh giá khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng. Văn hoa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng quá trình hình thành và phát triển văn hóa lại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người. Đây chính là tính khách quan của văn hoa.
2.2. Đặc điểm riêng
Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, ba yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và sự học hỏi từ môi trường bên ngoài. Đây cũng là những đặc điểm riêng của văn hóa doanh nghiệp so với văn hóa nói chung.
2.2.1. Văn hóa doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tất yếu đối với văn hóa doanh nghiệp, điều này có thể giải thích được một cách rõ ràng. Trước hết, các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ mang theo những nhân cách gắn liền với một nền văn hóa dân tộc cụ thể. Khi các cá nhân đó cùng nhau họp lại dưới mái nhà chung có tên “doanh nghiệp”, cùng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp, những nét nhân cách của cá nhân cũng theo đó hình thành nén một phần nhân cách của doanh nghiệp. Do vậy, có thể khẳng định rằng văn hóa doanh nghiệp chịu những tác động sâu sắc từ văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, để xác định một cách rõ ràng những giá trị văn hóa dân tộc phản ánh trong một nền văn hóa doanh nghiệp là điều không dễ dàng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này song công trình được nhắc đến nhiều nhất là công trình của Geert Hoístede, chuyên gia tâm lý học người Hà Lan – cuốn sách “Những ảnh hưởng của văn hóa” (1978). Trong cuốn sách, Hoístede đã đưa ra bốn “biến số” chính tồn tại trong cả nền văn hóa dân tộc lẫn nền văn hóa doanh nghiệp, đó là: Tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể; sự phân cấp quyền lực; tính cẩn trọng; chiều hướng nam quyền đối lập nữ quyền.
Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể
Ở các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau có sự thể hiện khác nhau về tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Hoístede đã phân ra hai nhóm mức độ thể hiện tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể Sự phân cấp quyền lực
Bất cứ một nền văn hóa nào cũng có sự phân cấp quyền lực bởi mỗi cá nhân là mỗi thực thể với năng lực, trí tuệ, thể chất khác nhau. Tuy nhiên mức độ chấp nhận sự phân chia không cân bằng về quyền lực giữa các thành viên trong những nền văn hóa khác nhau lại không đồng nhất. Hoístede cũng chia ra hai mức độ: thấp và cao, đánh giá qua các tiêu chí:
Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền
Biến số này phản ánh mối quan hệ giữa giới tính với vai trò của từng giới trong công việc. Hoístede cũng đưa ra những phát hiện thú vị về tính đối lập giữa nam quyên và nữ quyền thể hiện trong văn hóa doanh nghiệp ở các công ty thuộc các quốc gia khác nhau:
Tính cẩn trọng
Biến số này phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro hoặc sự bất ổn của những thành viên ở các nền văn hóa khác nhau. Theo nghiên cứu của Hoístede, các nước thuộc nền văn hóa Latinh (Châu Âu, Châu Mỹ) có xu hướng ít cẩn trọng hơn so với các nước từ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tính cẩn trọng thể hiện rõ nét trong phong cách làm việc của các công ty. Với những nước có nền văn hóa “cẩn trọng”, các công việc phải tiến hành đúng quy trình của nó. Trong khi, từ các nước “ít cẩn trọng”, phong cách làm việc của các công ty thường linh hoạt hơn.
2.2.2. Nhà lãnh đạo- người sáng tạo ra đặc thù văn hóa doanh nghiệp
Một đặc điểm riêng nữa của văn hóa doanh nghiệp đó là vai trò của nhà lãnh đạo trong việc sáng tạo ra đặc thù văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên văn hóa doanh nghiệp bởi nhà lãnh đạo không chì là người đưa ra những quyết định cơ bản trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, niềm tin, ngôn ngữ, nghi lễ, huyền thoại… cho doanh nghiệp. Tính cách và hệ tư tưởng của nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu rõ nét lên văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thế hệ lãnh đạo khác nhau sẽ cống hiến những giá trị khác nhau cho văn hóa doanh nghiệp. Có thể phân chia các thế hệ lãnh đạo ra làm hai đối tượng: sáng lập viên và nhà lãnh đạo kế cận.
Trong đó, sáng lập viên là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp. Khi mới thành lập doanh nghiệp, sáng lập viên cần xác định môi trường hoạt động, mục tiêu, hướng đi, và tìm kiếm nhân viên tham gia vào doanh nghiệp. Chính quá trình đó hệ thống giá trị văn hóa căn bản được hình thành. Có rất nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới mà khi nhắc tới sẽ thành công của chúng người ta nghĩ ngay đến tên tuổi của người sáng lập như: Sony với Akio Morita, Microsoít với Bin Gates…
Khi doanh nghiệp trải qua giai đoạn khó khăn ban đầu, sẽ bước tiếp vào những giai đoạn mới. Cùng với thời gian, vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ dần thay đổi, sẽ có những nhà lãnh đạo mới xuất hiện với nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức, đường lối, chiến lược… điều này dẫn đến sẽ thay đổi cơ bản trong văn hóa doanh nghiệp.
2.2.3. Những giá trị văn hoa học hỏi được
Những giá trị văn hóa học hỏi được là những giá trị văn hóa phần lớn do tập thể nhân viên doanh nghiệp tạo dáng, ít có sự góp mặt của nhà lãnh đạo, được hình thành vô thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Đuổi đây là một số hình thức phổ biến của những giá trị văn hóa học hỏi được.
Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: là những kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng, phục vụ yêu cầu của khách, ứng phó với thay đổi… được đúc kết, phổ biến trong toàn đơn vị và tiếp tục truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới.
Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác: là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, hay từ việc giao lưu, trao đổi, đào tạo nhân viên tại các doanh nghiệp khác…
Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác: rất phổ biến đối với các công ty đa và xuyên quốc gia, các doanh nghiệp gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo tại nước ngoài hay có đối tác là người nước ngoài.
Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đem lại: những nét văn hóa này thường được hình thành và tiếp nhận qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc vô thức.
Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội: bao gồm: xu hướng sử dụng điện thoại di động, xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc, học ngoại ngữ, tin học…
Tất cả những hình thức văn hóa kể trên đều có tác động không nhỏ đến việc hình thành văn hóa trong doanh nghiệp.
Để lại một bình luận