Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn khái niệm người tiêu dùng, đặc điểm và vai trò của người tiêu dùng. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người tiêu dùng
1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Khái niệm NTD là một khái niệm quan trọng trong pháp luật bảo vệ NTD bởi lẽ nó sẽ được sử dụng xuyên suốt trong hệ thống các quy định này cũng như nó sẽ ảnh hưởng tới việc xác định một cách cụ thể ai sẽ được bảo vệ theo những quy định mà nhà nước đã ban hành về bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên ai là NTD thì quan điểm của các nước chưa hoàn toàn thống nhất.
Theo Luật Bảo vệ NTD của Anh năm 1987, Consumer Protection Act 1987, (điều 20, khoản 6), khái niệm NTD được hiểu như sau:
– Đối với hàng hóa: là bất cứ cá nhân nào mong muốn được cung cấp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng riêng hoặc tiêu dùng.
– Đối với các dịch vụ hoặc phương tiện: là bất cứ cá nhân nào mong muốn được cung cấp dịch vụ hoặc phương tiện không nhằm mục đích kinh doanh.
– Đối với nhà ở: là bất cứ cá nhân nào mong muốn sở hữu nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
Với cách hiểu này, Luật Bảo vệ NTD năm 1987 của Anh sẽ chỉ bảo vệ cho quyền lợi của những cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng hoặc cho nhu cầu sử dụng riêng không phải là mục đích kinh doanh. Những công ty mua hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho hoạt động hàng ngày của công ty sẽ không được coi là NTD theo Luật này.
Trong khi đó, theo Chỉ thị số 1999/44/EC của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 25/5/1999 (mục Ì, điều 2, khoản a) về mua bán và đảm bảo về hàng hóa tiêu dùng, NTD được hiểu là “bát kỳ cá nhân nào mà, trong những hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Chỉ thị này, hành động vì những mục đích không thuộc hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại của người đó” 2 . Giống như cách hiểu của Luật Bảo vệ NTD Anh năm 1987, Chỉ thị của EU nêu trên cũng hiểu NTD là cá nhân. Nói cách khác, các cá nhân sẽ trở thành NTD khi họ mua hàng hóa, thông qua việc giao kết các hợp đồng, để thỏa mãn các mục đích không thuộc về nghề nghiệp hoặc công việc kinh doanh – thương mại của người đó. Tuy nhiên, có thể thấy cách tiếp cận của Chỉ thị số 1999/44/EC là tương đối hẹp ở góc độ Chỉ thị đã không đề cập đến những người thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ từ người khác thông qua quan hệ tặng, cho, cho mượn và thừa kế. Trên thực tế, có rất nhiều cá nhân sử dụng hàng hóa dịch vụ mà không phải là người trực tiếp đứng ra giao kết hợp đồng với người cung cấp. Vì vậy, khi xảy ra vi phạm hoặc quyền lợi của các đối tượng này bị xâm phạm thì sẽ rất khó có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía nhà sản xuất kinh doanh.
Theo Luật Magnuson-Moss về bảo hành sản phẩm của Hoa Kỳ năm 1975, điều 1, khoản 1, khái niệm NTD được hiếu là: “bất kỳ người mua nào, không nhằm mục đích bán lại kiếm lời hoặc bất kỳ người nào được nhận sồn phàm từ người mua ở trên trong thời hạn bảo hành của sồn phàm. Những người khác theo quy định của hợp đồng hoặc theo các quy định phù hợp của các bang về nghĩa vụ bảo hành của nhà bảo hành “3 . Với cách hiểu này, NTD còn bao gồm các tổ chức và pháp nhân hoặc những người thụ hưởng hàng hóa, dịch vụ không trực tiếp giao kết hợp đồng với nhà sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy đây là một cách tiếp cận khá toàn diện về khái niệm NTD, nói cách khác, cách hiểu rộng này sẽ cho phép quyền lợi của nhiều người sẽ được bảo vệ hơn.
ở Việt Nam, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999, điều 1 quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức “. Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thứ 5 đưa ra một cách hiểu mới: “Người tiêu dùng là cá nhân, tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích bán lại. Cách hiểu của dự thảo là tương đối rộng, theo đó NTD ở Việt Nam không chỉ bao gồm cá nhân mà còn bao gồm cả tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không nhằm mục đích bán lại. Cách hiểu này đã khắc phục được hạn chế của khái niệm NTD trong Pháp lãnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999. Do đó, trong khóa luận này, người viết sẽ sử dụng khái niệm rộng được nêu như trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD lần thứ 5 để phân tích các nội dung tiếp theo.
1.2. Đặc điểm của người tiêu dùng
Từ cách hiểu nêu trên, có thể thấy NTD có một số đặc điểm cơ bản sau:
Về mặt con người, NTD bao gồm cả cá nhân và tổ chức. Cá nhân trong trường hợp này, thường không bị giới hạn về năng lực chủ thể. Điều này có nghĩa là, ở bất kỳ độ tuổi nào cá nhân đều có thể sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ do các thương nhân hoặc những người tiến hành các hoạt động kinh doanh cung cấp. Do đó, khi có những sự v i phạm từ phía thương nhân hoặc người tiến hành hoạt động kinh doanh gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân đó thì về mặt pháp luật, quyền lợi của họ cần phải được bảo vắ. Còn đối với tổ chức, cần lưu ý là nhóm đối tượng này có là NTD hay không thì còn phụ thuộc vào quy định của các quốc gia. Ở Việt Nam, theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999 hay theo quy định của Dự thảo Luật Bảo vắ quyền lợi NTD lần thứ 5, tổ chức chỉ được coi là NTD khi họ mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình hoặc không nhằm mục đích bán lại.
về mục đích mua hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng, cách hiểu của các nước cũng chưa thực sự thống nhất. Nêu theo quy định của Chỉ thị 99/44/EC nêu trên, cá nhân sẽ được coi là NTD khi họ mua hàng hóa dịch vụ phục vụ cho bất kỳ mục đích nào miễn là không phải để phục vụ cho mục đích nghề nghiệp hoặc kinh doanh của họ. Điều này có nghĩa là, kể cả khi cá nhân đó mua hàng hóa không phải để bán lại nhưng đế phục vụ cho nhu cầu cho những người làm công ăn lương (như mua nguyên vật liệu, văn phòng phẩm…) trong quá trình thực hiện các công việc cho cá nhân đó, thì cũng sẽ không được coi là NTD. Trong khi đó, Việt Nam lại có cách hiểu khác về mục đích này. Nếu Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999, điều 1 nhấn mạnh đến mục đích bán lại của việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thì Dự thảo Luật Bảo vệ NTD lần thứ năm lại nhấn mạnh đến việc “không nhàm mục đích bán lại” . Cách quy định này sẽ rộng hơn, cho phép nhiều người sẽ được coi là NTD hơn.
về mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, người bán hoặc người cung ứng dịch vụ, NTD luôn ở vào vị thế yếu hơn ở khía cạnh tiếp cận các thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà hớ muốn mua và sử dụng. Bởi vì, NTD phân lớn mua hàng hóa, dịch vụ đều phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mình, nên chỉ khi nào họ quyết định mua hàng hóa hoặc dịch vụ, họ mới thực sự tìm hiểu các thông tin về hàng hóa, dịch vụ đó. Tuy nhiên, điều khó khăn đối với hớ là các thông tin về hàng hóa, dịch vụ không phải lúc nào cũng có sẵn, nhất là các thông tin liên quan đến những tác động của hàng hóa, dịch vụ đối với sức khỏe của hớ khi sử dụng sản phẩm. Chính vì sự yếu thế này mà NTD mới cần được bảo vệ để đảm bảo một sự cân bằng quyền lợi một cách “tương đối” trong mối quan hệ với thương nhân hoặc với người kinh doanh khác.
1.3. Vai trò của người tiêu dùng
Cốt lõi trong sự phát triển của một nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ đó là quá trình mua bán và tiêu dùng. Chủ thể của quá trình này là các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất hàng hóa và dịch vụ cùng với NTD. Các chủ thế này cỏ tác động qua lại lẫn nhau, đặc biệt là tác động của NTD đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Vai trò này của NTD có thể được phân tích dưới hai góc độ, đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp:
1.3.1. Vai trò của người tiêu dùng đối với nền kinh tế
Đối với nền kinh tế, NTD có một số vai trò cụ thể như sau:
Thứ nhất, NTD thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Quá trình tiêu dùng chiếm một tỉ trọng lớn đối với nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia. Quá trình này giúp đánh giá sự lớn mạnh và vững chắc của một nền kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống thuế, quá trình tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa sẽ giúp nhà nước tăng thu ngân sách. Đây được coi là nguồn thu chủ yếu cho đất nước bên cạnh các hình thức khác. Vì vậy, một quốc gia giàu có sẽ phải cần tới một nền kinh tê thị trường phát triển. Đặc biệt, không thể phủ nhận vai trò của NTD trong việc thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất hàng hóa, dịch vụ. NTD từ trước tới nay luôn được coi là cốt lõi trong mối quan hệ cung – cầu của nền kinh tế thị trường. Là một nhân tố quyết định tới các yếu tố vĩ mô khác như giá cả, thị trường, sản lượng. Do đó, NTD nằm trong mối quan hệ tương hỗ ko thể tách rời với nền kinh tế.
Thứ hai, quá trình trao đổi, thông thương hàng hóa có tác động thúc đẩy sự phát triển khoa học – công nghệ của một quốc gia. Người sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẽ luôn phải cải tiến mẫu mã, hoàn thiện chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Vì vậy, nó luôn đi kèm với sự thay đổi về công nghệ, máy móc nhằm tăng năng suất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng của sản phẩm, nhằm giúp doanh nghiệp giữ được thị phần và có chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Thứ ba, NTD là đối tượng có ảnh hưởng to lớn tới các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Thông qua các chính sách này, nhà nước có thể kiểm soát chi tiêu trong xã hội, điều chỉnh tỉ lệ lạm phát (chính sách giá), hay điều chỉnh lãi suất thực tế, qua đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của quá trình đầu tư, sản xuất (chính sách tiền tệ).. .Các chính sách này có được thực hiện hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình tiêu dùng của xã hội, nếu không có quá trình này, các chính sách đó của nhà nước trở nên mất tác dằng. Vì vậy, vai trò của NTD ở đây là rất quan trọng.
1.3.2. Vai trò của người tiêu dùng đối với người kinh doanh
Khó ai có thể phủ nhận vai trò của NTD đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Có ba vai trò chính mà NTD thể hiện đối với người kinh doanh:
Thứ nhất, thu nhập từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới NTD mang lại nguồn thu chính cho các nhà cung cấp. Thực tế, NTD được coi là sống còn đối với nhiều doanh nghiệp. Không có NTD dùng đồng nghĩa với việc hàng hóa, dịch vụ của họ sẽ không được ai tiêu thụ, dẫn đến việc bị thua lỗ hoặc phá sản. Mục tiêu chính của bất cứ cá nhân, tổ chức thương mại nào đều nhắm tới đó là lợi nhuận. Thông qua việc chiếm lĩnh thị phần, mở rộng quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp dần dần lớn mạnh và có chỗ đứng trên thị trường. Chính vì vậy, việc có hay không có NTD đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
Thứ hai, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, NTD còn là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất. Để giành thị phần, doanh nghiệp sẽ phải không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, dịch vụ để ngày càng phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, xét trên khía cạnh tổng thể, NTD sẽ giúp các tổ chức kinh doanh luôn tự hoàn thiện mình để có thể tồn tại trên thương trường, nơi mà tất cả đang cạnh tranh với nhau rất quyết liệt để tồn tại và phát triển.
Thứ ba, sự tín nhiệm của NTD có tác động nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tầm nhìn phải biết quan tâm tới việc củng cố địa vị của mình trong mắt NTD. Qua đó, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được duy trì và phát triển, thương hiệu của họ sẽ được nhiều người biết đến hơn. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các cá nhân, tổ chức cung ứng, sản xuất hàng hóa dịch vụ như hiện nay.
Cuối cùng, NTD là một trong những đối tượng yêu cầu người kinh doanh phải thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Gần đây, nhiều vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị phanh phui. Chính nhờ có sức ép tứ phía đông đảo NTD, các doanh nghiệp này đã phải đứng ra nhận trách nhiệm về mình và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, điều này còn có giúp răn đe các doanh nghiệp khác đang hoặc sắp có ý định thực hiện các hành vi sai trái, giúp họ nhận ra được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội và NTD.
2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trong mối quan hệ giữa NTD với các nhà sản xuất, kinh doanh, NTD luôn đứng ở thế yếu và chịu phần nhiều rủi ro. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế quốc tế thì sức cạnh tranh trên thị trường sẽ tăng lên, điều này sẽ đem lại cơ hội mua hàng hóa giá rẻ và chất lượng tốt hơn tới NTD. Tuy nhiên, xu hướng này đã đem lại một bất cập là do cạnh tranh trên thị trường hiện nay diễn ra rất quyết liệt, điều này vô hình chung đã khiến cho một số doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất xâm hại tới quyền lợi của NTD như bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đúng như cam kết, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.
Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, nước ta đã giành ưu tiên cao cho công tác đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Điều đó thể hiện ở việc các bộ, ban, ngành đã nhiều lần nhóm họp, soạn thảo và lấy ý kiến để trình Quốc Hội dự thảo về Luật bảo vệ NTD, dự định sẽ có hiệu lực trong năm 2010. Đây là một hướng đi mà nhiều quốc gia tiên tiến đã thực hiện từ lâu. Mặc dù có chậm so với xu thế chung, nhưng nó đã phần nào thể hiện được ràng quyền lợi và vai trò của NTD Việt Nam ngày càng được coi trọng, đặc biệt khi mà Việt Nam đã tham gia WTO và mở rộng mối quan hệ kinh tế – chính trị với các quốc gia khác trên thế giới.
Trả lời