Trong bài viết sau đây, tailuanvan.com xin chia sẻ đến bạn những nội dung chủ yếu của luật trách nhiệm sản phẩm. Bao gồm: Khuyết tật sản phẩm, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất,…
1. Khuyết tật sản phẩm
khuyết tật sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của TNSP. sản phẩm có khuyết tật và khuyết tật đó gây tổn hại đến người tiêu dùng chính là nội dung cơ bản nhất của Luật TNSP. Vậy khuyết tật sản phẩm được hiểu như thế nào theo luật của các nước?
Luật của Mỹ đưa ra định nghĩa và các loại khuyết tật sản phẩm như sau: Một sản phẩm có khuyết tật khi sản phẩm đó không đảm bảo an toàn một cách hợp lý cho mục đích sử dụng của nó.
Theo đó khuyết tật được chia thành ba loại cơ bản:
- khuyết tật sản xuất: khi sản phẩm sai lệch với thiết kế gốc mặc dù đã thực hiện tất cả những biện pháp cẩn trọng trong quá trình sản xuất và marketing.
- khuyết tật do lỗi thiết kế: khi thiệt hại do sản phẩm gây ra có thể tránh hoặc được giảm nhẹ bằng một mẫu thiết kế hợp lý khác.
Theo nguyên tác này, nhà sản xuất phải thiết kế các sản phẩm sao cho sản phẩm phải an toàn đối với mọi mục đích sử dụng có thể dự đoán trước. Cụ thể là luật sư của bên nguyên có thể kiện nhà sản xuất do thân chủ của mình đã bị tổn hại khi sử dụng sản phẩm của hãng mà đáng ra các tổn thương đó hoàn toàn có thể tránh được nếu nhà sản xuất đưa ra một mẫu thiết kế phù hợp hơn. Bên nguyên cần đưa ra các bằng chứng có tính thuyết phục và có xác nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan về mẫu thiết kế chưa hợp lý của nhà sản xuất.
- Khuyết tật do lỗi cảnh báo không đầy đủ: có thể hiểu là thiệt hại lẽ ra có thể tránh được khi có những chỉ dẫn hay cảnh báo phù hợp.
Một sản phẩm không mắc bất kỳ lỗi nào trong sản xuất hay thiết kế vẫn có thể bị kiện khi nó gây tổn hại đến cho người tiêu dùng do các chỉ dẫn và cảnh báo đính kèm với sản phẩm không đầy đủ, không rõ ràng hoặc quá phức tạp. Trong trường hợp này chỉ cần luật sư của nguyên đơn chứng minh được rằng những tổn hại mà bên nguyên hứng chịu chính là do không được chỉ dẫn và cảnh báo đầy đủ về việc sử dụng sản phẩm.
kể từ những năm 1940 các luật sư và giới chuyên môn đã tranh luận rất nhiều về việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật trách nhiệm sản phẩm đối với những quảng cáo của nhà sản xuất đưa ra về sản phẩm trên đài, báo, tờ rơi hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Tuy nhiên chỉ đến những năm gần đây thì trách nhiệm đối với những khuyết tật như thế này mới có hiệu lực.
có thể diễn giải trách nhiệm đối với khuyết tật này như sau: Nếu tổn hại của khách hàng xảy ra do việc sử dụng các sản phẩm với những mục đích như đã được nhà sản xuất quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các thương tốn đó. Do đó khi đưa ra bất kỳ một quảng cáo nào lên công chúng, nhà sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự xác thực của quảng cáo đó.
Để minh chứng cho khuyết tật này em xin trích dẫn vừ kiện liên quan đến nhà sản xuất Norplant. Trong trường hợp này nguyên cáo là những phụ nữ là nạn nhân của hàng loạt những quảng cáo rầm rộ trên tivi đài báo cũng như hàng loạt các tạp chí thời trang khác như Glamor, Madermoselle ….về một sản phẩm tránh thai bằng việc cấy các miếng film nhỏ tránh thai dưới tay. Những mô cấy dưới da này bị phát hiện là gây ra rất nhiều các tác dụng phụ có hại tới phụ nữ. Những phụ nữ này đã khởi kiện nhà sản xuất Norplant nhưng họ được miễn trách tại tòa án sơ thẩm và phúc thẩm theo học thuyết trung gian của luật trách nhiệm sản phẩm. Nếu theo học thuyết này thì nhà sản xuất Norplant được miễn trách và các bác sĩ, những người thực hiện việc cấy ghép mô cho các phụ nữ này phải chịu trách nhiệm. Do họ là những người có trách nhiệm phải chuyển tải các thông điệp của nhà sản xuất về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi cấy ghép mô hơn nữa họ cũng có trách nhiệm chi định việc dùng thuốc cho bệnh nhân.
Tuy nhiên khi vụ việc được đưa lên tòa án tối cao của New Jersy thì tòa án này đã đưa ra các phán quyết ngược lại. Theo đó, các nhà sản xuất Norplant cũng phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình trong trường hợp này. Theo họ, trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì việc các nhà sản xuất trực tiếp quảng cáo sản phẩm đến các khách hàng của mình phát sinh thêm nghĩa vụ cho họ là phải cảnh báo ngay cho khách hàng những khuyết tật của sản phẩm chứ không chì dựa trên người trung gian (ví dụ như thầy thuốc) nói với bệnh nhân về các tác dụng phụ tiềm tàng.
Với vụ việc này của bang New Jersy là bằng chứng rằng các nhà quảng cáo các sản phẩm tại Mỹ phải chịu trách nhiệm hơn về những quảng cáo họ đưa ra về sản phẩm của mình.
Còn theo Luật TNSP của Nhật thì thuật ngữ “khuyết tật sản phẩm” được định nghĩa như sau: “khuyết tật” có nghĩa là sự thiếu an toàn mà một sản phẩm bình thường cần có, bao gồm bản chất tự nhiên của sản phẩm, cách sử dụng có thể của sản phẩm, thời gian mà người sản xuất có thể đưa sản phẩm vào lưu thông trên thị trường , v.v… phân phối sản phẩm, và những trường hợp khác liên quan đến sản phẩm”. Trên thực tế, mức độ của mỗi yếu tố là khác nhau và phụ thuộc vào từng tình huống cụ thế của sản phẩm, bao gồm các vấn để như giới thiệu về sản phẩm (hướng dẫn sử dụng, những điều cần chú ý… để sử dụng sản phẩm một cách an toàn), các tính năng, tác dụng của sản phẩm, chi phí mức độ an toàn của sản phẩm so với các sản phẩm cùng một mức giá khả năng gây ra tổn thất và thời gian sử dụng sản phẩm trong điều kiện thông thường. Thời gian này được hiểu là việc sử dụng sản phẩm phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng kể từ khi sản phẩm đó được sản xuất và đưa vào lưu thông trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định do nhà sản xuất đưa ra.
- Khái niệm về một sản phẩm an toàn
Vậy thế nào là một sản phẩm an toàn theo Luật TNSP? Tuy ta không tìm thấy trong GPSD khái niệm rõ ràng về một sản phẩm có khuyết tật nhưng ngược lại chỉ thị này lại đưa ra khái niệm về một sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Theo GPSD bất kỳ một sản phẩm nào được cho là an toàn trong điều kiện sử dụng bình thường hay trong những trường hợp có thể dự đoán trước được về thời gian, thời điểm thích hợp, về yêu cầu lắp đặt và bảo trì không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho người sử dụng loại trừ những rủi ro hiển nhiên do mục đích sử dụng của sản phẩm mang lại. Tuy nhiên rủi ro này chỉ ở mức tối thiểu có thể chấp nhận được và người sản xuất phải có các biện pháp phòng vệ để bảo vệ sự an toàn cũng như sức khỏe người tiêu dùng trước những rủi ro như thế này. Không chỉ vậy GPSD còn đưa ra các tiêu chí mà nhà sản xuất có thể áp dụng để chứng minh sản phẩm của mình an toàn và được chấp nhận tại thị trường EU.
Các nhà sản xuất được phép tự chứng minh (tự cấp chứng chỉ) sản phẩm của mình là an toàn theo GPSD. Quy trinh tự cấp chứng chỉ GPSD cho sản phẩm của mình bao gồm: phân tích rủi ro, kiểm chứng kết quả và một bản báo cáo thử thách độ an toàn sản phẩm (tất cả quy trình này phải được ghi chép chi tiết bằng văn bản). Các yêu cầu chính xác cho những văn bản đó không được nêu lên trong chỉ thị mà đó là những quy trình thông thường được công nhận để chứng minh cho các cơ quan có thẩm quyền rằng sản phẩm của mình đã đạt yêu cầu. Sự thiếu những tài liệu đó có thể khiến nhà sản xuất gặp phải những câu hỏi của nhà chức trách như:
– Những đặc trưng của sản phẩm, các bộ phận cấu thành, văn bản hướng dẫn sử dụng cần thiết, sản phẩm thích hợp sử dụng điều chỉnh, cách lắp đặt và bảo trì .
– Hiểu ứng trên những sản phẩm khác được sử dụng
– Thuyết trình về sản phẩm, dán nhãn sản phẩm, các cảnh báo và chỉ dẫn về việc sử dụng và lắp đặt sản phẩm và bất kỳ các chỉ dẫn hay lưu ý khác về sản phẩm mà có thể ảnh hưởng tới người sử dụng.
– Danh sách những khách hàng mà có thể nguy hiểm khi tiếp cận với sản phẩm, nguy hiểm là trẻ em và người già
Những biện pháp khác mà nhà sản xuất có thể áp dụng để chứng minh sản phẩm của mình đáp ứng GPSD như:
– Những mã sản phẩm an toàn trong sử dụng – công nghệ sử dụng để sản xuất sản phẩm – Kỳ vọng của người tiêu dùng về độ an toàn của sản phẩm – Cam kết của nhà sản xuất về sự an toàn của sản phẩm.
2. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất
* Nghĩa vụ của nhà sản xuất trong quá trình thiết kế sản phẩm
Những nguyên lý thiết kế sản phẩm đúng quy cách kể từ các sản phẩm công nghiệp có kết cấu phức tạp cho đến các sản phẩm gia dụng đơn giản nhu kim khâu thường được giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật chứ không phải ở các trường luật. Do vậy sản phẩm được bồi thẩm đoàn công nhận là thiết kế đúng quy cách khi có sự xác nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Những kỹ sư thiết kế sản phẩm và các nhà sản xuất cần phải tuân thủ tuyệt đối theo những quy tắc về thiết kế sản phẩm an toàn do các chuyên gia đưa ra nếu sau này họ muốn được tòa án chấp nhận rằng sản phẩm của họ không hề có bất kỳ sai sót nào trong thiết kế. Các luật sư tư vấn cho các công ty cũng cần phải nắm rõ các quy tắc về thiết kế này khi tiến hành nghiệp vụ của mình. Các quy tắc căn bản được nêu ra như sau :
– Ước tính tất cả các rủi ro có thể xảy ra.
– Loại bỏ càng nhiều rủi ro càng tốt bằng cách thay đổi thiết kế phù hợp hơn hay linh kiện của các bộ phận cấu thành…
– Tìm cách phòng chống những rủi ro không thế loại bỏ được
– Cảnh báo về những rủi ro còn tiềm ẩn.
Những nguyên lý thiết kế sản phẩm an toàn yêu của nhà sản xuất phải tính toán trước được khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm của mình như thế nào, những tình huống mà họ có thể sử dụng sai sản phẩm hay lạm dụng sản phẩm và ước lượng trước được những tổn thương có thể gây ra cho khách hàng. Sau đó nhà sản xuất phải nỗ lực một cách hợp lý để giảm thiểu những rủi ro đó.
– Đầu tiên, thiệt hại là những thiệt hại thể chất, tính mạng và những thiệt hại về kinh tế tài chính khác.
– Mối nguy hiểm là một điều kiện hay sự kiện mà có thể dẫn đến thiệt hại.
– Nguy cơ là sự lượng hoa của một mối nguy hiểm. Nguy cơ được đánh giá bằng việc ước tính hay đo lường tần số xuất hiện hay khả năng xảy ra mối nguy hiểm trong mối quan hệ với mức độ nguy hiểm.
– Xác định mối nguy hiểm tiềm tàng và lượng hóa rủi ro.
Bước đầu tiên trong thiết kế sản phẩm an toàn là đánh giá rủi ro. sản phẩm này có thể gây ra thiệt hại như thế nào. để đánh giá nguy cơ có thể gây thiệt hại một nhà sản xuất phải hiểu được công dụng và hạn chế của sản phẩm. Phải chăng nó chỉ được sử dụng bời những công nhân đã được đào tạo về cách sử dụng. Phải chăng sản phẩm còn được bảo dưỡng định kỳ liên tục trong mọi trường hợp?
Sau khi công việc đánh giá rủi ro hoàn thành, nhà sản xuất phải tập trung vào tìm các giải pháp thiết kế sản phẩm. Liệu các mối nguy hiểm có thể được loại trừ bởi cách thiết kế sản phẩm hay không? Ví dụ nếu một chiếc máy có bộ phận làm mát bằng cánh quạt quá lớn, liệu có thể thay thế nó bằng một máy giải nhiệt hay một cơ chế làm mát khác gọn nhẹ hơn không? Sự thay đổi trong thiết kế này nhằm tăng tính tiện ích và mẫu mã của sản phẩm. Nêu một chiếc quạt làm nguội có thể tăng tiến độ công việc của sản phẩm thì sản phẩm đó không thể bị quy trách nhiệm chỉ đơn giản vì nó sử dụng quạt làm nguội chứ không phải các cơ chế làm mát khác. Tuy nhiên trong mọi trường hợp đây phải là sự lựa chọn tốt nhất của nhà sản xuất.
- Cảnh giác với những mối nguy hiểm
Nếu một số đặc tính thiết kế của sản phẩm bắt buộc phải có để đáp ứng yêu cầu của thị trường thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra là làm thế nào để bảo đảm an toàn cho khách hàng khi sử dụng những đặc tính đó. Trong ví dụ nêu ra ở trên, việc cảnh giác với những chiếc quạt làm nguội như trên là cần thiết. Người thiết kế sản phẩm cần phải giả định các trường hợp mà người sử dụng có thể lại gần chiếc quạt quá mức cho phép. Nếu sự vận hành của sản phẩm yêu cầu người sử dụng phải đến gần chiếc quạt trong khi nó chuyển động thì việc cảnh báo có thể không mang lại nhiều tác dụng. Nhà thiết kế phải luôn luôn ghi nhớ và tạo sức ép cho mình về sẽ an toàn khi thiết kế sản phẩm. Bởi đôi khi nếu những biện pháp phòng thủ gây ra trở ngại lớn đến quá trình vận hành của chiếc máy thì họ có thể lờ đi việc xây dựng các biện pháp phòng thủ đó và gây nguy hiểm cho người sử dụng.
- Cảnh báo và chỉ dẫn:
Cuối cùng nếu tất cả các biện pháp phòng thủ cũng chưa đủ để bảo vệ người sử dụng một cách toàn diện thì nhà sản xuất phải đưa ra những chỉ dẫn và cảnh báo đầy đủ. Điều này yêu cầu những cảnh báo phải được in trên các nhãn mác dán trên sản phẩm. Tính chất, sự xếp đặt và thái độ cảnh báo cũng rất quan trọng. Ngôn ngữ cảnh báo phải được in bằng tiếng địa phương để tránh những bất lợi cho người sử dụng khi không biết tiếng nước ngoài hay những kỹ năng về ngôn ngữ khác và sự cảnh báo nên kết hợp với một vài hình ảnh minh họa để tăng mức độ tiện lợi cho người dùng. Cảnh báo thường phải in thật nổi bật ở những vị trí mà mọi người có thể để dàng nhìn thấy.
Nếu các nhà sản xuất tuân thủ chặt chẽ bốn bước này khi tiên hành nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm của mình thì họ có thể hiếu và quản lý rủi ro liên quan đến trách nhiệm sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên để tận dụng được hết ưu điểm của những nỗ lực trên thì nhà sản xuất còn có khả năng dẫn chứng và tạo cơ sở pháp lý cho các nỗ lực của mình trong việc quản lý rủi ro liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Két họp bốn quá trình nêu trên với toàn bộ chương trình an toàn sản phẩm là điều cần thiết để giúp nhà sản xuất tránh được hoặc ít nhất là thoát khỏi trách nhiệm trong các vụ kiện liên quan đèn trách nhiệm sản phẩm. Bời trong các vụ kiện những thẩm phán của Mỹ thường cho rằng nhà sản xuất phải là chuyên gia trong lĩnh vực sản phẩm của mình khi xem xét những hoạt động về trách nhiệm sản phẩm.
- Nghĩa vụ của nhà sản xuất trong quá trình sản xuất sản phẩm
Vậy nghĩa vụ của nhà sản xuất trong quá trình sản xuất sản phẩm là gì?
Nhà sản xuất có trách nhiệm pháp lý phải tỏ ra quan tâm một cách hợp lý đến quy trình sản xuất sản phẩm. để đòi bồi thường thiệt hại thông qua luận cứ “sự bất cẩn của nhà sản xuất” bên bị tổn thương phải chứng minh được rằng nhà sản xuất đã v i phạm nghĩa vụ phải quan tâm một cách hợp lý đến quy trình sản xuất và chính sự thiếu quan tâm đó đã gây ra sự tổn thương cho người sử dụng sản phẩm. “Sự bất cẩn” được định nghĩa là sự không quan tâm một cách hợp lý. Sự quan tâm một cách hợp lý thể hiện khi một người quan tâm một cách hợp lý khác sẽ cư xử như thế nào trong các trường hợp tương tự. Do đó nhà sản xuất bị quy trách nhiệm là bất cẩn khi anh ta thực hiện một việc mà trong những trường hợp tương tự những người cẩn thận một cách hợp lý không làm như vậy hay ngược lại anh ta đã không làm một việc mà đáng ra một người cẩn thận một cách hợp lý đã làm. Theo điều 283 bản sửa đổi lớn thứ 2 năm 1965 đạo luật “Restatement of torts”. Ví dụ một nhà sản xuất mỹ phẩm tung một loại mỹ phẩm mới ra thị trường mà chưa tiến hành các thử nghiệm một cách toàn diện thì khi gây ra các tác dụng phụ không tốt cho người sử dụng nhà sản xuất đó sẽ bị kiện vì lỗi bất cẩn.
Hay trong trường hợp máy phát chạy bằng khí gas, nếu nhà sản xuất chiếc máy này “quên” không dán một nhãn cảnh báo trên sản phẩm là chiếc máy này thải ra một lượng khí ở xít các bon độc và không được sử dụng máy này trong phòng kín thì nhà sản xuất đó sẽ bị quy trách nhiệm do đã bất cẩn với sản phẩm của mình gây tổn thương cho khách hàng khi anh ta sử dụng chiếc máy này trong phòng kín và không có các bộ phận thông gió.
- Nghĩa vụ của nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ sản phẩm trong quá trình phân phối sản phẩm
Những người phân phối sản phẩm có trách nhiệm quản lý những rủi ro liên quan đến sản phẩm mà mình phân phối trên thị trường thông qua việc truyền đạt những thông tin liên quan đến rủi ro có thể xảy ra của sản phẩm, cung cấp các văn bản cần thiết về sản phẩm ban đầu, hợp tác chặt chẽ với nhà sản xuất, các chi nhánh phân phối sản phẩm khác nhằm quản trị tốt rủi ro. Nhà sản xuất cũng như nhà phân phối có trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền bất cứ khi nào họ phát hiện ra trên thị trường có những sản phẩm tiềm ẩn rủi ro cho người sử dụng hay những sản phẩm không đạt những tiêu chuẩn về an toàn sản phẩm theo các tiêu chuẩn TNSP
3. Hậu quả pháp lý do vi phạm luật trách nhiệm sản phẩm
– Cấm các sản phẩm tiêu dùng nếu các sản phẩm đó không có các tiêu chuẩn có tính khả thi để bảo vệ thích đáng công chúng
– Kiểm tra và đưa ra lệnh thu hồi sản phẩm có khuyết tật hoặc yêu cầu những sản phẩm đó được sửa chữa
– Khi xác định một sản phẩm nguy hiểm, nhà sản xuất có thể bị yêu cầu thông báo cho công chúng biết khuyết tật hoặc sự không phù hợp của sản phẩm đó và yêu cầu nhà sản xuất hoặc phải sửa chữa, thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiên cho người tiêu dùng.
– Ở Liên minh EU các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm không an toàn ngay lập tức sẽ bị công bố trên hai vvebsite thuộc Product Safety Network: Mạng lưới về an toàn sản phẩm và Rapid Alert System: hệ thống cảnh báo nhanh.
Một khi đã bị cảnh báo trên hai website trên thì uy tín của doanh nghiệp ngay lập tức sẽ bị giảm sút nghiêm trọng và người tiêu dùng sẽ không chấp nhận hàng hóa của các doanh nghiệp đó nữa.
– Đối với các DN xuất khẩu:
+ Nếu chưa thông quan, cơ quan quản lý sẽ yêu cựu nhà nhập khẩu loại bỏ, trả hàng hóa thực hiện các thủ tục cần thiết khác.
+ Nếu đã thông quan: Cơ quan thẩm quyền địa phương sẽ hướng dẫn nhà nhập khẩu triệu hồi hàng hóa.
+ Điều tra nguyên nhân vi phạm.
+ Nếu muốn tiếp tục được nhập khẩu lô hàng đã vi phạm nhà nhập khẩu phải chứng minh rằng mình đã xác định được khuyết tật và có biện pháp khắc phục.
– Nhà nhập khẩu sẽ bị cấm hoặc đình chỉ kinh doanh nếu vi phạm nhiều lần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
– Đối với những nhà xuất khẩu sản phẩm của mình vào Mỹ cần chú ý các quy định nghiêm ngặt về luật trách nhiệm sản phẩm hoặc các luật liên bang về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nếu không tuân thủ đúng có thể hàng hóa đó sẽ không được phép nhập khẩu vào Mỹ .
– Ngoài ra, nhà sản xuất v i phạm luật lệ và có sản phẩm gây tổn thương cho người sử dụng có thể bị phạt về dân sự hay hình sự.
4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm sản phẩm
- Khiếu nại TNSP
Khiếu nại TNSP là việc khi người bị thiệt hại hoặc người đại diện của họ yêu cựu người sản xuất hoặc nhà cung cấp phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật hoặc gây nguy hiểm. Cơ sở của việc khiếu nại hay kiện nhà sản xuất về TNSP thường được dựa trên lỗi cẩu thả dẫn đến sản phẩm có khuyết tật hoặc đơn thuần là do sản phẩm có khuyết tật. Hầu hết các quốc gia phát triển đã ban hành Luật TNSP, theo đó quyền khiếu nại của người bộ thiệt hại đối với sản phẩm có khuyết tật hoặc trách nhiệm bắt buộc đối với nhà sản xuất được xác lập. Tuy nhiên, quyền yêu cầu khiếu nại của bên bộ thiệt hại chỉ có thể được thỏa mãn khi họ chứng minh được rằng sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại cho người sử dụng.
Khi khiếu nại, theo quy định của Luật TNSP, người bộ thiệt hại cần phải chỉ ra rằng nhà sản xuất, người bán hàng… có nghĩa vụ phải thực hiện quy trình sản xuất hoặc bán một sản phẩm một cách đúng đắn, cẩn thận, tuy nhiên đã không hoàn thành nghĩa vụ đó (cố ý hoặc cẩu thả), dẫn đến tổn hại cho người khiếu nại. Sự cẩu thả thể hiện trong những hành vi mà một người với sự cẩn trọng thông thường trong những hoàn cảnh tương tự sẽ không làm; hoặc đã không quan tâm hoặc không quan tâm một cách đúng mức đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong mối quan hệ với TNSP, sự cẩu thả có thể xảy ra trong rất nhiều khâu của quá trình sản xuất sản phẩm, chẳng hạn, trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, hoặc sự cẩu thả trong khi bảo dưỡng máy móc sản xuất sản phẩm trong việc dự đoán khả năng tác động, ảnh hưởng của sản phẩm, trong việc không đưa ra khuyến cáo hoặc chỉ dẫn hoặc đưa ra khuyến cáo, chỉ dẫn kém đầy đủ, cẩu thả trong việc đưa sản phẩm ra thị trường buôn bán, hoặc bất kỳ khâu nào khác trong quá trình sản xuất hoặc phân phối mà ở đó không có sự cẩn thận cần thiết và hợp lý.
- Các trường hợp miễn trách
Trong một số trường hợp ngoại lệ nhà sản xuất có thể được miễn trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với người sử dụng do sản phẩm của nhà sản xuất có khuyết tật. Trước hết, nếu sản phẩm chưa được đưa vào lưu thông bời nhà sản xuất, nhưng do một sự nhầm lẫn, lỗi cố ý của người thứ ba đã đưa sản phẩm vào lưu thông thi nhà sản xuất được miễn trách nhiệm. Thứ đèn là những sản phẩm còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển hoặc thử nghiệm, những khuyết tật của sản phẩm còn có thể chưa được loại bỏ hoàn toàn thì nhà sản xuất cũng được miễn trách nhiệm nếu khách hàng cũng được biết trước về những thông tin bản chất của sản phẩm. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về TNSP, người ta chấp nhận quan điểm “rủi ro do sản phẩm đang trong giai đoạn được hoàn thiện” hoặc sản phẩm chưa được đưa vào lưu thông chính thức trên thị trường. Điều này có nghĩa là người sản xuất sản phẩm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại nếu như chứng minh được rằng thực trạng kiến thức khoa học và công nghệ tại thời điểm mà họ không đủ khả năng phát hiện ra được số tồn tại của khuyết tật trong sản phẩm. Kiến thức khoa học và công nghệ ở đây là tất cả những kiến thức đã có từ trước đó mà có thể ảnh hưởng có tính quyết định đến số tồn tại của khuyết tật sản phẩm.
Ngoài ra nhà sản xuất cũng không phải chịu trách nhiệm về những thương tật do sản phẩm của mình gây ra trong mọi trường hợp trừ khi sản phẩm đó có khuyết tật và khuyết tật đó phải là nguyên nhân dẫn đến tổn thương cho người sử dụng sản phẩm. Nói cách khác, một sản phẩm có thể có khuyết tật nhưng nếu khuyết tật ấy không là nguyên nhân gây ra số tổn thương cho người sử dụng thì cũng không thể buộc lỗi về trách nhiệm sản phẩm cho người sản xuất được. Chúng ta hãy xem xét trường hợp về một chiếc máy phát chạy bằng khí gas. Một chiếc máy phát chạy bằng khí gas có thể thải ra các khí độc oxit các bon gây chết người nếu sử dụng nó trong phòng đóng kín (ví dụ như bật bếp gas mà không đánh lửa và đóng chặt của cũng có thể gây ra ngạt khí gas mà chết do thiếu oxi). Nếu người sản xuất sản phẩm đó không có các biện pháp cảnh báo để hiểu và để dàng nhìn thấy qua một nhãn mác nào đó dán kèm trên sản phẩm rằng không được sử dụng các sản phẩm này trong nhà hay trong một môi trường đóng kín nào đó thì đấy là khuyết tật do không cảnh báo đầy đủ. Tuy nhiên nếu người sử dụng sản phẩm làm tràn gas lên động cơ cốc nóng gây cháy nổ và dẫn đến thương tích thì đó là lỗi vận hành của người sử dụng sản phẩm chứ không phải khuyết tật của sản phẩm gây ra tổn thương cho người sử dụng. Trong trường hợp này không thể kiện nhà sản xuất được.
Sự nguy hiểm hiển nhiên của sản phẩm không đồng nghĩa với khuyết tật. Ví dụ một lưỡi dao sắc nhọn được sản xuất nhằm mục đích cắt gọt, một khẩu súng được sản xuất nhằm mục đích sát thương hay thậm chí giết người. Trong trường hợp này nhà sản xuất súng và dao không thể bị quy trách nhiệm nếu những thương tổn gây ra cho người sử dụng là do mục đích chế tạo và sử dụng của sản phẩm gây nên.
Theo Luật TNSP của Nhật nhà sản xuất sẽ được miễn trách nếu anh ta chứng minh được rằng: tình trạng kiến thức về khoa học và kỹ thuật vào thời điểm mà người sản xuất, v.v… phân phối sản phẩm không đủ khả năng để phát hiện ra khuyết tật trong sản phẩm. Hoặc trong trường hợp sản phẩm được sử dụng như là thành phần hoặc nguyên liệu thô của một sản phẩm khác, nếu anh ta chứng minh được rằng: khuyết tật này về thực chất có thể quy cho việc tuân theo đúng chỉ dẫn trong bản kê chi tiết kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp của một sản phẩm khác tương tự, và rằng người sản xuất, v.v… không hề xao nhãng đối với sự xuất hiện của khuyết tật.
- Thời hiệu khởi kiện
Thời hạn mà người bị thiệt hại có thể khởi kiện nhà sản xuất đối với những thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm theo pháp luật của đa số các nước là 3 năm kể từ thời điểm người bị thiệt hại hoặc đại diện pháp luật của họ phát hiện ra thiệt hại và lo năm kể từ thời điểm người sản xuất, người bán hàng đưa sản phẩm vào lưu thông trên thị trường. Điều kiện bắt đầu của thời hiệu khởi kiện chính là người bị thiệt hại có đủ cơ sở để nhận biết về thiệt hại, về lỗi của sản phẩm và về người sản xuất hoặc phân phối. Nhưng kể từ sau 10 năm đưa sản phẩm vào lưu thông trên thị trường, nhà sản xuất không còn phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với khuyết tật hàng hóa do mình sản xuất.
5. Cơ quan thực thi luật trách nhiệm sản phẩm
- Tại Mỹ
– Viện luật Mỹ – ALI có trách nhiệm ban hành và hướng dẫn thi hành luật trách nhiệm sản phẩm.
– Một số cơ quan chính phủ liên bang có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sẽ kết hợp việc áp dụng luật trách nhiệm sản phẩm và luật riêng của bang hoặc liên bang để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng:
Cụ thể như sau:
+ Ủy ban An toàn sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ
+ Cơ quan bảo vệ môi trường
+ Cục quản lý rượu, thuốc lá, và súng cầm tay
+ Ủy ban thương mại liên bang
- Tại EU
Với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình vào thị trường EU thì cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ toàn bộ hệ thống các chỉ thị áp dụng chung cho EU. Địu tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu xem sản phẩm của mình được điều chỉnh bởi một chỉ thị sản phẩm nguy hiểm nào không. Ví dụ núm vú giả của trẻ em sẽ được điều chỉnh bời chỉ thị đồ chơi (Toys Directive) và bắt buộc phải dán nhãn CE. Tuy nhiên một sản phẩm và các yếu tố liên quan của sản phẩm đó nếu chưa được điều chỉnh bởi bất kỳ một chỉ thị sản phẩm nguy hiểm nào thì sẽ phải tuân theo các yêu cầu của GPSD.
- Tại Nhật
– Cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm xuất nhập khẩu.
– Cục quản lý Chất lượng, An toàn, Vệ sinh và Thú y thủy sản.
Để lại một bình luận