Tài liệu tham khảo là một trong những phần quan trọng mà hầu hết bài luận nào cũng cần phải có. Vậy cách ghi tài liệu tham khảo như thế nào là đúng chuẩn và phù hợp. Hãy cùng Tải Luận Văn tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Xem thêm: – Top 50 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Dễ Đạt Điểm Cao |
Khái niệm tài liệu tham khảo là gì?
Tài liệu tham khảo là toàn bộ những tài liệu được sử dụng, trích dẫn và có để cập tới trong luận văn, luận án, báo cáo, khóa luận,…
Đặc biệt tài liệu tham khảo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học. Nhằm làm tăng giá trị thực tế của đề tài nghiên cứu và giúp cho người viết báo cáo có thể phát triển được năng lực nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo có ghi trong hai nội dung quan trọng:
+ Trích dẫn trong phần văn bản.
+ Danh mục tài liệu tham khảo được ghi ở cuối bài luận.
Lý do cần phải ghi nguồn tài liệu tham khảo
Trong cách ghi tài liệu tham khảo người viết còn phải ghi nguồn tài liệu tham khảo. GKhi ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng cách sẽ giúp cho người đọc có thể đánh giá được năng lực, sự tỉ mỉ, nghiêm túc của người viết đối với bài báo cáo, luận văn, đề án,…
Khi nhìn vào danh mục tài liệu tham khảo người đọc sẽ hình dung được rõ hơn về phương pháp lập luận cũng như sự liên quan của nó trong lĩnh vực nghiên cứu mà bạn sử dụng. Đồng thời đây cũng là một trong những việc làm nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả và sản phẩm bạn sử dụng để tham khảo.
Ngoài ra việc ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng cách còn giúp cho bài luận hay bài nghiên cứu của bạn không bị coi là đạo văn.
Hướng dẫn ghi tài liệu tham khảo luận văn
Đối vớicách ghi tài liệu tham khảoluận văn bạn cần phải chú ý tới một số vấn đề sau đây:
+ Khi trích dẫn nguyên văn một câu, một phần câu, một đoạn văn hay sơ đồ, hình ảnh của một bản gốc nào đó vào phần bài viết của mình, bạn cần phải đảm bảo rằng phần trích dẫn đó phải nguyên văn, đúng chính xác từng chữ, từng câu và thậm chí là từng dấu chấm, phẩy.
+ Phần trích dẫn cần phải được đặt trong dấu ngoặc kép.
+ Đồng thời không nên sử dụng quá nhiều câu trích dẫn. Bởi nó sẽ làm cho bài viết của bạn trở nên đơn điệu và khó diễn đạt được ý tưởng của mình vào bài viết.
Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo thường sẽ được làm ở phần cuối của bài luận, bài nghiên cứu. Nó sẽ là phần giúp liệt kê các nguồn đã được sử dụng một cách khoa học nhằm giúp người đọc có thể dễ dàng tìm thấy được thông tin bạn đã trích dẫn.
Dưới đây sẽ là cách ghi danh mục tài liệu tham khảo áp dụng cho mọi loại tài liệu.
Cách ghi tài liệu tham khảo là sách
Với cách ghi tài liệu tham khảo là sách bạn cần phải thực hiện theo các thứ tự sau:
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, đặt dấu chấm kết thúc).
Trong trường hợp sách có hai tác giả thì cần phải sử dụng chữ “và” hoặc “and” để nối hai tác giả. Nếu như sách đó có 3 tác giả trở lên, bạn chỉ cần ghi tên tác giả chính và cụm từ “cộng sự”.
Cách ghi tài liệu tham khảo là giáo trình, bài giảng hay các tài liệu được lưu hành nội bộ
Nếu như trong bài viết của bạn sử dụng tài liệu tham khảo là bài giảng, giáo trình hay tài liệu lưu hành nội bộ thì cần phải ghi tài liệu tham khảo theo thứ tự sau:
Tên tác giả (năm xuất bản); tên giáo trình bài giảng (in nghiêng), nhà xuất bản (nếu có); tên chủ quản.
Cách ghi tài liệu tham khảo là các bài báo
Đối với tài liệu tham khảo là bài báo được đăng trên diễn đàn, tạp chí, hội nghị hay hội thảo thì sẽ được ghi theo thứ tự.
Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên báo/tên hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng), Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo (nếu có).
Ghi tài liệu tham khảo là một phần hay một chương của cuốn sách
Cách ghi tài liệu tham khảo này cũng tương tự như ghi tài liệu tham khảo là sách. Bạn sẽ thực hiện ghi theo thứ tự:
Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên phần (hoặc chương), Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia), tập, trang.
Tài liệu tham khảo là các bài viết trên mạng
Đối với những tài liệu tham khảo là các bài viết trên mạng bạn cần ghi theo thứ tự sau:
Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có), tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó >, thời gian trích dẫn.
Lưu ý trong khi trích dẫn tài liệu tham khảo
Để có cách ghi tài liệu tham khảo đúng cách và chuẩn nhất bạn cần phải lưu ý một số điều khi trích dẫn tài liệu tham khảo dưới đây:
– Nguyên tắc về ghi tên của tác giả trong phần trích dẫn tài liệu tham khảo dựa theo kiểu APA.
+ Đối với tác giả tiếng việt, khi trích dẫn tên tác giả bạn sẽ viết tắt Họ, tên đệm. Chẳng hạn như: L.T.B.Anh.
+ Đối với tác giả nước ngoài khi trích dẫn tên cần phải viết theo nguyên tắc: Họ và viết hoa các chữ cái đầu tiên trong phần tên, phần kết nối với nhau sử dụng dấu chấm. Chẳng hạn như: Lenin, V.I.
– Nguyên tắc sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo:
+ Tài liệu tham khảo sẽ được sắp xếp dựa theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả.
+ Đối với trường hợp có tên giống nhau ta sẽ xét tới chữ cái tiếp theo trong phần tên.
+ Nếu cùng tác giả sẽ được sắp xếp theo năm.
– Không ghi học hàm, học vị hay địa vị xã hội của tác giả vào thông tin bạn trích dẫn.
– Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Đồng thời cũng không nên trích dẫn những vấn đề, chi tiết nhỏ hay các ý kiến cá nhân.
– Đối với một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn về những bài báo, nghiên cứu hay những tác giả có tiếng tăm trong chuyên ngành.
Ví dụ về cách ghi trang tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Anh
– Amanda B.R, Donna P.A, Robin J.L et al (2008). Total prostate specific antigen stability confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-538.
– Kouchoukos N.T (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249.Bottom of Form.
Tiếng Việt
– Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Phạm Văn Trung và cs (2013). Nhận xét tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2010-2012. Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống HIV/AIDS lần thứ V, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2-3/12/2013, Bộ Y tế, 342-346.
– Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học,3, 30-37.
Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan tới cách ghi tài liệu tham khảo mà Tải Luận Văn muốn giới thiệu đến với các bạn. Hy vọng bài viết mang tới nhiều thông tin hữu ích giúp bạn có một bài luận được hoàn hảo và đạt chuẩn nhất.
Nếu bạn có nhu cầu cung cấp tài liệu làm luận văn chuyên sâu hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận