Có một số khách hàng hay một số nhóm khách hàng khi vay vốn sẽ không trả được nợ cho ngân hàng. Đây được gọi là rủi ro tín dụng. Rủi ro này sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho các ngân hàng. Do đó để có thể đảm bảo về sự hoạt động được an toàn nhất của doanh nghiệp các kế toán trong doanh nghiệp sẽ trích lập ra các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Bài viết hôm nay Tải Luận Văn sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này. Hãy theo dõi nhé.
Xem thêm: Lãi suất điều chỉnh là gì? Những thông tin bạn cần biết |
Rủi ro tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng là những rủi ro mà khách hàng khi vay vốn không làm đúng như những cam kết. Rủi ro này thường được gắn liền với việc khách hàng chậm trả nợ, trả không đầy đủ hay không trả nợ khi đã đến thời hạn trả nợ cả tiền gốc và lãi. Những rủi ro này xuất hiện gây ra nhiều tổn thất tài chính đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Rủi ro tín dụng ngày càng phát sinh nhiều. Đây là loại rủi ro phức tạp nhất và việc quản lý, phòng ngừa cũng rất khó khăn. Nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Nếu như rủi ro tín dụng không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể làm nảy sinh ra các rủi ro khác.
Dự phòng rủi ro tín dụng là gì?
Dự phòng rủi ro tín dụng là một khoản tiền sẽ được lấy ra nhằm dự trữ vào trường hợp tổn thất có thể xảy ra đối với trường hợp khách hàng khi vay vốn của tổ chức tín dụng và khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo đúng như bản cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng này sẽ được tính dựa theo số dư nợ gốc và được hạch toán thông qua chi phí hoạt động trong tổ chức dịch vụ tín dụng.
Việc trích ra một khoản dự phòng rủi ro về tín dụng sẽ được dựa trên sự phân loại nợ tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Khi đó ngân hàng và tổ chức về tín dụng sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn mang tính chất định tính và định lượng nhằm có thể đánh giá về mức độ rủi ro trong các khoản khách hàng vay cũng như những cam kết của ngoại bảng, giúp phân loại được các khoản nợ tương ứng với những nhóm nợ phù hợp nhất.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán tại ngân hàng, những dữ trữ về khoản tiền này sẽ giúp phản ánh được sự suy giảm của tài sản đối với các tổn thất có khả năng sẽ xảy ra. Bên cạnh đó tại bảng thống kê về kết quả kinh doanh thì dự phòng rủi ro tín dụng sẽ là một khoản chi phí tương ứng với tiền mặt. Nó được ghi nhận để có thể làm giảm những vấn đề liên quan tới lợi nhuận hay vốn sở hữu tại ngân hàng.
Do đó chúng ta có thể hiểu dự phòng rủi ro tín dụng là các biện pháp phổ biến được ngân hàng sử dụng. Nhằm giảm thiểu những rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với trường hợp khách hàng vay vốn không thực hiện đúng về nghĩa vụ thanh toán như cam kết.
Phân loại dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro tín dụng sẽ được phân loại thành hai loại cụ thể là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Đặc điểm của mỗi loại dự phòng rủi ro tín dụng như sau:
Dự phòng cụ thể
Đây là loại dự phòng được thiết lập ra dành cho tất cả những tổn thất xảy ra trong những khoản nợ được xác định một cách cụ thể.
Dự phòng chung
Loại dự phòng này sẽ được thiết lập nhằm dự phòng đối với những tổn thất có thể xảy ra tuy nhiên vẫn chưa xác định được trong quá trình xây dựng dự phòng cụ thể. Nó được thực hiện dựa trên kết quả đã được phân loại về nợ cũng như dựa vào tỷ lệ trích lập đã được phía thống đốc ngân hàng nhà nước quy định.
Tỷ lệ trích lập về dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ sẽ được quy định rõ ràng. Cụ thể:
+ Nhóm 1: Tỷ lệ 0%.
+ Nhóm 2: Tỷ lệ 5%.
+ Nhóm 3: Tỷ lệ 20%
+ Nhóm 4: Tỷ lệ 50%
+ Nhóm 5: Tỷ lệ 100%
Riêng đối với những khoản nợ vẫn chưa thực hiện xử lý thì cần phải chờ cho Chính phủ xử lý. Khi đó mới được trích lập dựa vào khả năng của những tổ chức về tín dụng.
Nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng là gì?
Nguyên tắc khi sử dụng dự phòng rủi ro sử dụng được quy định thông qua những vấn đề cụ thể như sau:
+ Phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi được các khoản nợ: Khi đó tổ chức tín dụng sẽ cần phải khẩn trương thực hiện việc phát mại về tài sản đảm bảo dựa vào thỏa thuận trước kia đối với khách hàng cũng như áp dụng quy định của pháp luật trong việc thu hồi nợ.
+ Dự phòng cụ thể sẽ được áp dụng nhằm xử lý về các rủi ro tín dụng có liên quan tới những khoản nợ đó.
+ Đối với trường hợp phát mại tài sản nhưng vẫn không đủ để bù vào rủi ro của các khoản nợ thì ngân hàng có thể áp dụng về dự phòng chung để có thể xử lý cho đủ thì thôi.
Khi ngân hàng, tổ chức tín dụng áp dụng về dự phòng rủi ro tín dụng với mục đích xử lý rủi ro chứ không dùng để xóa nợ cho các khách hàng vay vốn. Bất kỳ hình thức xử lý rủi ro tín dụng nào cũng sẽ không được các tổ chức tín dụng hay các công ty dịch vụ thông báo tới khách hàng khách hàng vay vốn.
Bài viết trên là những thông tin có liên quan tới dự phòng rủi ro tín dụng mà Tải Luận Văn muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua đây sẽ mang tới những thông tin hữu ích giúp cho bạn nắm rõ được khái niệm, năm được phân loại cũng như các nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận