Tài trợ thương mại và tài trợ thương mại quốc tế hiện đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm thu hút vốn đầu tư từ nhiều phía và đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Bài viết hôm nay Tải Luận Văn sẽ mang tới một số thông tin hữu ích về hình thức kinh doanh này. Hãy cùng theo dõi nhé.
Xem thêm: 41 Đề tài Luận Văn Thương Mại Quốc Tế Tiêu Biểu |
Tài trợ thương mại là gì?
Ngày nay hoạt động thương mại đã phát triển ngày càng trở nên sôi động. Đây là một trong những lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao và mang tới cho thị trường lao động cơ hội làm việc tốt và hấp dẫn nhất. Vậy tài trợ thương mại là gì và tài trợ thương mại tiếng anh là gì?
Trong tiếng anh tài trợ thương mại là Trade Finance. Hiện nay tài trợ thương mại là một tên gọi khác của cho vay thương mại. Nó đóng vai trò là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động kinh doanh. Khái niệm này được dùng tại các ngân hàng thương mại, được xem là một nguồn thu chính trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra tài trợ thương mại còn được định nghĩa là các biện pháp và các hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hay gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp và đơn vị kinh tế trong lĩnh vực thương mại.
Công cụ sử dụng trong tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại sử dụng công cụ chủ yếu là thư tín dụng. Với hình thức thư tín dụng này sẽ là thư được gửi tới các ngân hàng từ một công ty hay cá nhân. Nội dung thư sẽ yêu cầu phía ngân hàng thực hiện thanh toán một số tiền nào đó cụ thể vào thời điểm xác định và phải có sự đồng ý từ ngân hàng.
Thư tín dụng được xem là một công cụ hữu ích trong giải quyết vấn đề. Bởi có rất ít người mua hàng chịu thanh toán tiền trước khi nhận hàng. Mà bên cạnh đó đơn vị chuyển hàng lại cần phải có nguồn vốn để có thể sản xuất hàng hóa.
Khi đó nhờ có công cụ thư tín dụng mà hoạt động tài trợ thương mại phát triển như hiện nay. Nó giúp cho cả bên mua và bên bán hàng đều nhận được lợi ích nhằm nâng cao về chất lượng giao dịch thương mại.
Các loại hình tài trợ thương mại phổ biến hiện nay
Đối với lĩnh vực thương mại tài trợ là gì? Có những loại hình tài trợ thương mại phổ biến nào? Chúng ta hãy cùng điểm qua nhé.
+ Tài trợ thương mại xuất/ nhập khẩu:
Đây là loại hình giúp hỗ trợ về các hoạt động mua bán thương mại. Trong đó có sự tham gia của bên mua và bên bán nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên.
+ Tài trợ thương mại trong nước:
Hoạt động mua bán được diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nhằm đáp ứng về các nhu cầu vốn lưu động trong thu mua hàng hóa hay các nguyên liệu, phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và giúp hoàn thành hợp đồng thương mại đã được ký kết.
+ Tài trợ thương mại nước ngoài:
Là hoạt động phục vụ hỗ trợ tài chính cho các đơn vị kinh doanh tham gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế.
+ Bảo lãnh nhận hàng:
Khi đó ngân hàng sẽ đứng ra làm người đại diện trả tiền hàng cho bên mua hàng để giúp cho bên mua có thể nhận hàng. Trong thời gian quy định bên mua phải hoàn trả lại cho ngân hàng số tiền đầy đủ cả gốc và lãi.
+ Cho vay tài trợ xuất/ nhập khẩu:
Đây là gói vay cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
+ Nhờ thu hộ chứng từ xuất nhập khẩu:
Loại hình này có khách hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu. Khách hàng ủy quyền lại cho ngân hàng để thay khách hàng nhận, kiểm tra và thông báo chứng từ do ngân hàng từ phía doanh nghiệp xuất khẩu gửi tới. Đồng thời ngân hàng nhập khẩu cũng thay khách hàng thanh toán như đã được yêu cầu và được sự đồng ý của ngân hàng.
Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế là gì?
Tài trợ thương mại quốc tế được hiểu trên nhiều nghĩa và phân tích khác nhau. Chúng ta có thể hiểu đơn giản tài trợ thương mại quốc tế là một hiện tượng kinh tế khách quan. Nó bao gồm tập hợp các tổng thể về chính sách, biện pháp hay hình thức hỗ trợ tài chính dưới dạng trực tiếp và gián tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế.
Tài trợ thương mại quốc tế cũng thực hiện cho một số hay tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ ra thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
Rủi ro trong tài trợ thương mại và trong tài trợ thương mại quốc tế
Bên cạnh những lợi ích nhất định thì tài trợ thương mại và tài trợ thương mại quốc tế vẫn tồn tại những rủi ro. Cụ thể như:
Rủi ro trong tài trợ thương mại
Đối với hoạt động tài trợ thương mại, rủi ro tín dụng thường xuất hiện. Đây là rủi ro liên quan tới tình trạng tổn thất về tài chính và thường xảy ra đối với khâu giao dịch. Khi đó khách hàng sẽ không có khả năng trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng đã vay hoặc họ có thể sẽ thanh toán tiền vay không đúng với thời hạn yêu cầu.
Rủi ro này gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng, nếu kéo dài còn ảnh hưởng tới nền kinh tế của đất nước. Nếu như trường hợp những ngân hàng lớn liên tục thua lỗ kéo dài sẽ có khả năng bù lỗ nặng hoặc dẫn tới việc ngừng hoạt động.
Khi làm ăn buôn bán, khách hàng vay và gửi tiền ở ngân hàng rất nhiều. Nếu họ ký hợp đồng vay nhưng không thực hiện đúng các điều khoản giao kết thì khi đó ngân hàng phải đứng ra chịu tổn thất.
Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế
Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế có thể diễn ra các loại như:
+ Rủi ro không thanh toán: Đây là rủi ro khi khách hàng hay bên thứ 3 không thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng.
+ Rủi ro nợ quá hạn: Đây là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn.
+ Rủi ro liên quan tới tài sản.
+ Rủi ro mất uy tín.
Các đề tài luận văn tài trợ thương mại quốc tế
Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm đề tài luận văn tài trợ thương mại quốc tế thì hãy tham khảo một số đề tài dưới đây:
- Tài trợ thương mại quốc tế và một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng công thương Việt Nam.
- Tìm hiểu về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
- Phát triển tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.
- Hoạt động thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng MP Bank.
- Thực trạng và giải pháp phát triển của tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng Agribank chi nhanh Thanh Xuân Hà Nội.
- Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam.
- Giải pháp mở rộng thanh toán quốc tế tại ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Quang Trung Hà Nội.
- Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam.
- Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại công ty A.
- Rủi ro thanh toán quốc tế tại công ty B.
Như vậy qua bài viết này chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về tài trợ thương mại và tài trợ thương mại quốc tế. Đây là hai hình thức kinh doanh thương mại mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi Tải Luận Văn để cập nhật nhiều đề tài hay trong lĩnh vực tài trợ thương mại nhé.
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận