Đối với một bài tiểu luận, trình bày đẹp, chuyên nghiệp và dễ đọc sẽ là chìa khóa giúp cho các bạn sinh viên đạt được điểm cao. Vậy cách trình bày tiểu luận như thế nào là đúng quy định? Hãy cùng Tải Luận Văn tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé.
Tiểu luận là gì?
Tiểu luận được xem là một bài viết được viết dưới dạng văn bản. Nhằm nêu bật lên một nghiên cứu, quan điểm hay phát hiện nào đó về chủ đề mà tác giả đang muốn trình bày. Tiểu luận thường có hai loại là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp.
Đối với tiểu luận môn học thường có độ dài từ 5 – 25 trang và tùy thuộc vào quy định của trường hay giảng viên dạy môn học đó. Còn đối với tiểu luận tốt nghiệp thì sẽ có độ dài dài hơn, khoảng 30 – 50 trang. Đây là một dạng của luận văn tốt nghiệp nhưng có yêu cầu đơn giản hơn nên được gọi là tiểu luận.
Một bài tiểu luận có nhiệm vụ nêu lên những vấn đề và cần phải phân tích vấn đề, trình bày kết quả mới mà người viết đã phát hiện ra. Hoặc đó cũng có thể là ý kiến, phát biểu hay quan điểm cá nhân, kết luận của người viết.
Khi viết bài tiểu luận, người viết cần phải nêu ra được vấn đề và quan điểm của mình kèm theo đó là hướng giải quyết vấn đề.
Hướng dẫn chi tiết cách trình bày tiểu luận chuẩn
Một bài tiểu luận khoa học không thể nào trình bày dựa theo ngẫu hứng hay sở thích của tác giả. Nó cần phải thực hiện theo quy định chung về cách trình bày tiểu luận. Từ việc chọn kích cỡ, tiêu đề, khoảng cách các dòng, kiểu chữ, canh lề, cách trình bày lời cảm ơn, lời dẫn đầu, trích dẫn, ghi chú hay các tài liệu tham khảo…
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trình bày tiểu luận đúng chuẩn nhất. Cụ thể:
Hướng dẫn cách viết & cách trình bày tiểu luận trong word
Khi viết và trình bày tiểu luận trong word bạn cần phải nắm được một số nội dung cơ bản như sau:
– Quy định về cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy:
Về quy định trình bày tiểu luận trong word trên khổ giấy bao gồm những lưu ý cơ bản như:
+ Tiểu luận sẽ được viết trên khổ giấy A4 ( 210x297mm), kiểu trang đứng.
+ Kiểu chữ: Time New Roman.
+ Cỡ chữ (phần nội dung): 13.
+ Cỡ chữ (phần đề mục): 13 hoặc 14 và thông thường sử dụng cỡ chữ 13.
+ Bảng mã: Unicode.
+ Giãn dòng: 1,3 – 1,5 lines.
+ Độ dài của một bài tiểu luận: Độ dài tối đa là 30 trang trong đó không tính phụ lục. Thông thường về độ dài của bài tiểu luận sẽ có những quy định riêng. Trong cách trình bày tiểu luận bạn cần lưu ý về độ dài trung bình của 1 bài sẽ khoảng 15 – 25 trang.
+ Đánh số thứ tự của các trang.
+ Đính kèm thêm 1 trang ghi rõ thông tin họ tên, mã sinh viên, mã môn học, đề bài, câu hỏi của bài tiểu luận.
+ Sử dụng tiêu đề trên Header hoặc tiêu đề dưới là Footer để ghi tên và mã sinh viên trong từng trang.
+ Lưu ý bạn nên giữ thêm một bản copy cho những bài tiểu luận.
– Bảng trình bày bài tiểu luận chuẩn form
Trong cách trình bày tiểu luận bạn nên chú ý và ghi nhớ bảng trình bày tiểu luận chuẩn form dưới đây.
Bố cục bài tiểu luận
Cách trình bày tiểu luận sẽ được thực hiện thông qua bố cục cơ bản sau:
+ Trang bìa:
Đây là trang ngoài cùng của một bài tiểu luận. Nó được gọi là bìa tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Về cách trình bày trang bìa sẽ được thực hiện theo đúng thứ tự: Phía trên cùng của trang bìa ghi tên trường, tên khoa và sau đó là logo của trường.
Phần giữa trang bìa ghi đề tài bằng khổ chữ to. Góc phải cuối trang bìa để họ và tên của GVHD, tên học viên, mã học viên, lớp, ngày tháng năm thực hiện tiểu luận. Trang bìa nên được đóng khung dựa theo khuôn mẫu của nhà trường sao cho đẹp mắt và đúng chuẩn nhất.
+ Trang phụ bìa được thiết kế theo mẫu của trường.
+ Trang nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
+ Trang nhận xét của giáo viên phản biện.
+ Lời cảm ơn.
+ Mục lục: Phần này bao gồm các đề mục lớn và nhỏ. Mục lục tối đa có 4 cấp tiêu đề. Trong cùng một cấp cần phải có tối thiểu 2 tiêu đề con cùng cấp.
+ Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ.
+ Danh sách bảng, hình vẽ.
Nội dung chính của bài tiểu luận
Về phần nội dung của một bài tiểu luận cần phải bắt buộc có sự liên quan tới môn học mà bạn học nếu như đó là dạng tiểu luận môn học. Còn trường hợp bạn làm tiểu luận tốt nghiệp thì nội dung phải liên quan tới ngành học.
Nội dung chính của bài tiểu luận như sau:
Chương 1: Phần mở bài
Phần này bao gồm tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, ý nghĩa khoa học, thực tiễn, mục đích, mục tiêu hay yêu cầu nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
+ Nếu lên được lý thuyết có liên quan tới đề tài.
+ Bạn nên sử dụng lý thuyết của những nghiên cứu trước.
+ Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần mục lục.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày nội dung đầy đủ, chính xác và rõ ràng.
Chương 4: Kết quả, nhận xét, kết luận
Đây là phần kết luận của bài tiểu luận. Khi đó bạn sẽ liệt kê những ý tưởng chính đã được đề cập trong bài tiểu luận.
Tài liệu tham khảo
– Tài liệu tham khảo cần phải được sắp xếp riêng theo từng khối ngôn ngữ.
– Thứ tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo nguyên tắc thứ tự A, B, C của tên tác giả.
– Đối với tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục cần phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết.
Phương pháp trình bày bài tiểu luận
Theo hướng dẫn trình bày tiểu luận trong word, phương pháp của cách trình bày tiểu luận cần phải được xác định rõ. Nó bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học và cùng với một số phương pháp hỗ trợ. Trong đó có phương pháp sử dụng máy tính dùng để soạn thảo văn bản.
Đánh số trang cho bài tiểu luận
Trong phần đánh số trang cho bài tiểu luận bạn lưu ý không đánh số trang cho phần bìa của phần mục lục. Trang đầu sẽ bao gồm phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục bạn sử dụng số la mã và phần nội dung sẽ đánh số Ả Rập.
Sau khi đã hoàn thành được đến trang cuối của bài tiểu luận bạn cần thêm chữ Hết để báo hiệu rằng bài tiểu luận kết thúc. Chữ “Hết” này cần phải được căn lề trái và đặt ngay dưới dòng cuối cùng của bài tiểu luận.
Các quy định viết “ Tài liệu tham khảo” trong bài tiểu luận
Trong cách trình bày tiểu luận viết tay hay trong word thì tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu. Dưới đây là một số quy định khi viết tài liệu tham khảo bài tiểu luận bạn không nên bỏ qua.
+ Tên tác giả: Đối với tên nước ngoài thì viết họ trước, tiếp đó là dấu phẩy. Còn đối với tên tiếng việt cần viết đủ cả họ và tên.
+ Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy.
+ Tựa sách in nghiêng.
+ Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy.
+ Tên thành phố xuất bản, tiếp theo là dấu chấm.
Mục lục bài tiểu luận mẫu
Trình bày một tiểu luận khoa học không thể thiếu đi phần mục lục. Dưới đây là mẫu mục lục tiểu luận được sử dụng phổ biến nhất.
Lời nói đầu
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu..………………………………………………………………………… 12
- Lý do chọn đề tài………………………………………………………………… 12
- Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… 13
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu……………………………… 13
- Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 14
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………………………… 14
- Một số khái niệm………………………….…………………………………… 14
- Cấu trúc luận văn. ……………………….………………………………………15
Nội dung….. ……………………………….……………………………………… 16
Chương 1: Tổng quan……. .……………….…………………………………… 16
1.1. Giới thiệu chung ………………………….………………………………… 16
1.2. Thực trạng ……………………………….………………………………… 21
1.3. Đánh giá thực trạng……………………………………………………… 45
Chương 2: Cơ sở khoa học……..………………… ………………………..50
2.1. Cơ sở lý luận…………………………………… ………………………..50
2.2. Cơ sở pháp lý …………………………………………………….……… 67
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn…………………………………………….………69
Chương 3: Đề xuất giải pháp……… ……………………………………….. 79
3.1. Giải pháp phân loại ………………………………………………….….. 79
3.2. Giải pháp ngăn ngừa. ………………………………………………….. 80
3.3. Giải pháp xử lý ………………………………………………………….. 81
3.4. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý…………………………93
3.5. Giải pháp xã hội hóa …………………………………………………….99
Kết luận và kiến nghị…….. …………………………………………………103
- Kết luận……………………………………………………………………. 103
- Kiến nghị……………………………………………………….…………. 104
Phụ lục
Tài liệu tham khảo…….……………………………….……………………. 102
Các lưu ý về cách trình bày của bài tiểu luận
Về cách trình bày tiểu luận bạn cần phải đảm bảo một số lưu ý như sau:
+ Đảm bảo nguyên tắc về những quy chuẩn chung về kích cỡ, kiểu chữ, khoảng cách, tiêu đề, canh lề.
+ Nội dung trình bày bài tiểu luận cần phải bám sát với môn học, ngành học.
+ Ghi rõ và đầy đủ các nguồn tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận để làm tăng tính tin cậy và chuyên sâu của bài tiểu luận đó.
+ Trình bày và bố cục rõ ràng.
Như vậy bài viết trên Tải Luận Văn đã hướng dẫn bạn cách trình bày tiểu luận chuẩn nhất. Hy vọng qua đây mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp các bạn có được một bài tiểu luận ấn tượng và đạt điểm cao nhất.
Nếu bạn có nhu cầu cung cấp tài liệu làm luận văn chuyên sâu hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Nguồn: tailuanvan.com
Để lại một bình luận